Việc làm thêm du học Anh chính là giải pháp giúp các bạn có thể tiết kiệm chi phí. Nếu không đủ khả năng để xin học bổng du học. Vậy du học Anh có được làm thêm hay không và bạn cần phải tuân thủ những quy định gì? Cùng du học Edutime khám phá qua bài viết sau đây bạn nhé!
Theo thống kê từ bộ giáo dục đào tạo Việt Nam hiện nay có khoảng 12,000 du học sinh theo học tại Anh. Nếu như trước kia du học Anh khá đắt đỏ do đồng Bảng Anh luôn có giá cao chót vót.
Thì hiện nay, chi phí đã tiết kiệm hơn rất nhiều sau khi Anh ra khỏi cộng đồng chung châu Âu. Tuy nhiên, với nền học thuật và kinh tế đứng vị trí hàng đầu thế giới. Du học Anh vẫn không phải là bài toán tài chính dễ dàng.
1, Công việc và thu nhập từ việc làm thêm ở Anh
Nếu như các quốc gia khác, du học sinh chỉ được làm thêm khi đủ 18 tuổi. Thì đối với Anh bạn có thể làm thêm ngay khi chưa đủ 18 tuổi.
Đi làm thêm khi du học ở Anh, không chỉ mang lại thu nhập cho các bạn sinh viên. Mà còn tạo cơ hội để các bạn nâng cao khả năng tiếng Anh và học tập được kỷ luật lao động, văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây.
Thu nhập từ làm thêm tại Anh là bao nhiêu?
Tùy từng công việc mà các bạn có thể có được mức thu nhập khác nhau:
- Những công việc du học sinh thường làm như thu ngân, bồi bàn, thu hoạch nông sản. Mức thu nhập chỉ khoảng từ 7 – 12 Bảng Anh/ giờ. (thường sẽ chỉ khoảng 7 – 9 bảng)
- Những công việc khác như thực tập hưởng lương trong chương trình học về du lịch khách sạn hay làm y tá điều dưỡng. Thu nhập có thể lên đến 12 – 15 Bảng Anh/ giờ.
- Nếu may mắn và có khả năng tiếng tốt bạn thậm chí còn có thể xin được những công việc internship. Làm việc trong các tập đoàn lớn với mức thu nhập cao hơn rất nhiều.
Thu nhập bình thường bạn có thể kiếm được là 600 – 1000 Bảng Anh/ tháng. Với 1 công việc ở nhà hàng nếu bạn làm 20h/ tuần thu nhập sẽ rơi vào khoảng 150 Bảng/ tuần.
Tuy nhiên, các công việc vào cuối tuần hoặc nghỉ lễ thu nhập có thể tăng lên gấp đôi. Bạn có thể kiếm được 900 – 1.000 Bảng/ tháng nếu rơi vào mùa lễ hội.
Những công việc làm thêm phổ biến khi du học Anh là gì?
- Công việc thực tập bán thời gian tại các công ty, doanh nghiệp
- Dạy tiếng Việt cho con của kiều bào hoặc là dạy tiếng Anh cho những bạn quốc tế khác.
- Làm thêm ở chợ hoặc nông trại. Công việc này thường khá hấp dẫn bởi bạn được trả tiền mặt. Có thể lách thuế và số giờ làm với Bộ di trú nếu bạn lỡ làm quá 20 giờ/ tuần.
- Những công việc trong lĩnh vực khách sạn: thường phổ biến với những bạn học ngành DLKS. Thường là nhân viên bồi bàn, pha chế rượu, đầu bếp, phụ bếp và dọn dẹp…
- Những công việc về bán hàng hay phục vụ tại tiệm ăn nhanh. Tuy nhiên công việc này có mức thu nhập không hấp dẫn lắm chỉ từ 7 – 12 Bảng Anh/ giờ
- Công việc tình nguyện, thường là những công việc có tính thời vụ theo kỳ hoặc theo tháng. Nhưng có thể tích lũy và phát triển được rất nhiều các mối quan hệ.
- Làm nail là nghề tương đối phổ biến ở Anh và nhiều quốc gia. Thu nhập từ nghề này khá hấp dẫn. Không ít du học sinh trước khi đi du học đều học thêm 1 khóa về nail để tạo thêm cơ hội và thu nhập cho mình.
Đây là đôi nét về việc làm thêm của du học sinh Anh. Tuy nhiên không giống như những quốc gia khác. Các bạn du học sinh Việt Nam tại Anh khá giữ quy củ và tuân thủ quy định trong việc làm thêm.
Bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng visa du học Anh của các bạn. Tuy nhiên, một lý do khác nữa là phần lớn những bạn đi du học Anh đều có gia đình có mức tài chính khá giả. Không quá phụ thuộc vào thu nhập từ làm thêm.
2, Quy định làm thêm khi đi du học Anh Quốc
Theo quy định, chỉ được làm thêm:
- 20 giờ/tuần đối với sinh viên trên 18 tuổi
- 10 giờ/tuần đối với sinh viên dưới 18 tuổi
- 40 giờ/tuần trong các kì nghỉ.
Đối với trường hợp vợ chồng đi cùng. Người đi học có quyền làm thêm như các du học sinh khác theo quy định đã nêu ở trên. Thời gian làm việc của người đi cùng phụ thuộc vào bậc học của người kia.
Nếu đi học bậc sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ), người đi cùng được làm toàn thời gian (40h/tuần). Tuy nhiên, diện đi cùng vợ chồng theo học chương trình khác ở Anh tương đối ít hơn so với Úc, New Zealand và Canada.
3, Du học sinh cần chuẩn bị những thủ tục gì để làm thêm tại Anh?
Để có thể làm thêm tại Anh bạn phải xin Visa và Working hours limit. Ngoài ra còn phải xin N1 cụ thể như sau:
Visa và working hours limit
Để được đi làm thêm tại Anh bạn phải kiểm tra xem Visa du học Anh của mình có cho làm thêm không? Và được làm tối đa bao nhiêu giờ/ tuần? Nếu bạn vi phạm quá số giờ có thể bị gửi về nước hoặc cấm nhập cảnh vào Anh trong 10 năm tiếp theo.
Ví dụ: Nếu bạn học thạc sĩ, Visa là Tier 4. Bạn có thể được làm tối đa 20h/ tuần trong kỳ học và làm 40h/ tuần kỳ nghỉ.
Cũng giống như nước Úc, nếu bạn làm cho người châu Á. Làm việc trong các nhà hàng hoặc những khu chợ trả tiền mặt bạn có thể làm quá số giờ. Tuy nhiên, nếu bị ai đó report và trả lương qua bank thì không nên làm.
Du học sinh nên xin NI trước khi làm thêm tại Anh Quốc
Trong thời gian chờ việc, các bạn nên tranh thủ đăng kí sổ bảo hiểm quốc gia (National Insurance- NI Number). Có vai trò tương tự mã số thuế cá nhân.
Nếu bạn làm những nơi trả lương bằng tiền mặt thì có thể không cần. Tuy nhiên nếu kiếm được việc tốt và có ý định xin việc làm ở lại Anh sau tốt nghiệp thì nên xin NI. Cách xin NI như sau:
Bước 1: Gọi cho tổng đài của Cơ quan Thuế và Hải quan
- Tel: 0345 600 0643
- Thời gian: 8am-6pm (giờ hành chính) – từ Thứ 2 đến Thứ 6
Trao đổi với nhân viên tổng đài là là muốn apply NI number. Sau đó đọc các thông tin cá nhân mà họ yêu cầu. Điều cần làm là chuẩn bị trước các thông tin quan trọng như Passport number và BRP (thẻ cư trú).
Bước 2: Điền và gửi lại form thông tin cho Cơ quan thuế
Trung bình sẽ mất khoảng 2 tuần process trước khi nhận được thư yêu cầu điền form thông tin. Để gửi lại cho Cơ quan Thuế và Hải quan.
Sau đó, khi đã nhận được số NI. Bạn đã chính thức được làm việc hợp pháp ở UK, và được trả tiền lương qua thẻ ngân hàng.
Hiện nay chính sách việc làm định cư tại Anh đã mở rộng hơn. Nếu bạn có dự định xin việc làm ở lại Anh định cư sau khi học tập. Thì nên kiếm kinh nghiệm việc làm từ các đơn vị chính thống. Đóng thuế thu nhập, bảo hiểm và trả lương qua tài khoản sẽ thuận lợi hơn.
4, Du học sinh có thể tìm việc làm thêm trên những kênh nào tại Anh
Cũng giống như ở Việt Nam bạn có khá nhiều kênh để tìm kiếm việc làm khi đi du học Anh:
- Thông qua thầy cô và trung tâm hỗ trợ ở nhà trường: Đây là cách nhanh nhất. Giúp các bạn có cơ hội làm việc với mức thu nhập cao hơn mức bình quân. Việc làm quen với thầy cô giáo và nhân viên ở trong trường rất có lợi.
- Thông qua bạn bè và người quen: Thông qua cách này bạn cũng có cơ hội tìm kiếm được những việc làm có thu nhập ổn định và chế độ chi trả tốt. Tránh việc bị lừa đảo hoặc quỵt tiền khi đi làm thêm của du học sinh.
- Thông qua các ngày hội hướng nghiệp tại trường: Các trường ở Anh thường xây dựng đội ngũ đối tác rất lớn là các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc tìm kiếm việc làm trong các ngày hội hướng nghiệp bằng cách nộp CV đi phỏng vấn thử. Sẽ giúp bạn kiếm được những công việc rất tốt phù hợp với ngành học và mong muốn việc làm sau tốt nghiệp của các bạn.
- Thông qua các website tìm kiếm việc làm: Đây là cách làm giúp bạn có nhiều cơ hội tìm hiểu, tham chiếu các công việc nhất so với các cách trên. Nếu mối quan hệ của bạn không được rộng rãi lắm. Đây cũng là một trong những cách khá thông minh giúp bạn tìm kiếm việc làm thêm:
- svuk.org.uk
- justjobs4students.co.uk/
- e4s.co.uk/
- student-part-time-jobs.com/
- student-jobs.co.uk/
- studentjobs4u.co.uk/part-time-jobs.html
5, Những lưu ý du học sinh cần biết khi làm thêm tại Anh
Tuân thủ quy định để không ảnh hưởng đến Visa sau này của bạn
- Không nên làm quá thời gian quy định là 20h/ tuần trong thời gian học
- Nên nộp thuế đầy đủ và thỏa thuận về hợp đồng lao động, trả lương qua tài khoản.
Các cơ quan bộ di trú không khắt khe nên bạn sẽ không bị soi xét kỹ lưỡng quá. Nếu làm việc ở trong chợ hoặc những công việc trả tiền mặt có quá thời gian quy định hoặc không nộp thuế.
Tuy nhiên, nếu muốn ở lại Anh định cư và làm việc thì những công việc này sẽ không có lợi trong quá trình xin PR.
Những chính sách làm thêm tại Anh mà du học sinh buộc phải biết
Du học sinh học tập tại các trường cao đẳng KHÔNG được phép đi làm thêm trong toàn bộ thời gian học tập của mình. Học sinh học tại các trường đại học được phép đi làm thêm.
Du học sinh tìm được việc làm tại Anh sau tốt nghiệp cũng bắt buộc phải trở lại nước sở tại. Để nộp hồ sơ thị thực dành cho người lao động nước ngoài tại Anh.
Để được làm thêm tại Anh, du học sinh phải đăng ký số thẻ bảo hiểm. Thẻ bảo hiểm này dùng để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân.
Vì thế, sẽ là bất hợp pháp nếu bạn làm việc tại Anh Quốc mà không có thẻ bảo hiểm. Số thẻ bảo hiểm cũng được dùng như thẻ đăng kí với các văn phòng cho du học sinh tại Anh Quốc. Như DWP (Department of Work and Pensions) hay HMRC (Her Majesty’s Revenue and Customs).
Thế nào là Casual Job và Partime job?
Thông thường du học sinh thường cho rằng các việc làm thêm là Partime Job tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng.
- Những công việc làm thêm trả tiền mặt, làm chui, không được đóng bảo hiểm, đóng thuế đầy đủ được gọi là Casual Job. Dạng công việc này thường hay tồn tại dưới dạng chủ lao động Việt hoặc Trung thuê.
- Những công việc chuyển lương qua tài khoản, được đóng bảo hiểm, đóng thuế và khai báo đầy đủ gọi là Partime Job. Dạng công việc này thường do chủ là người Anh thuê nên rất rõ ràng và mức thu nhập cũng cao hơn.
Tầm quan trọng của việc xin giấy phép làm thêm khi du học Anh
Xin giấy phép giúp cho công việc của bạn hợp pháp. Không ảnh hưởng đến Visa du học và việc xin ở lại Anh sau này.
Ngoài ra, một số bạn muốn lách luật và sắp xếp được thời gian học tập ổn thỏa. Có thể làm thêm 2 công việc:
- Thứ nhất là công việc hợp pháp
- Thứ 2 là các công việc trả tiền mặt để không ảnh hưởng đến quá trình xin ở lại sau này của các bạn.
Du học sinh sẽ được nghỉ phép hưởng lương khi đi làm thêm tại Anh
Đây là một điều khá mới mẻ. Tuy nhiên nếu bạn làm các công việc hợp pháp có đóng thuế thì bạn nên biết điều này. Bởi bạn có thể được nghỉ phép tối đa là 16,8 ngày/ năm hưởng lương nếu bạn làm những công việc này.
Vì vậy, khi bạn xin nghỉ việc ở nơi làm thêm của mình, nhớ hỏi kỹ về vấn đề này. Bởi rất nhiều bạn nhận được khoản tiền này sau khi nghỉ việc ở nơi mình làm thêm.
Nếu bị nợ lương, phải làm như thế nào?
Cũng giống như các bạn sinh viên đi làm thêm, việc nợ lương và bùng lương sẽ xảy ra thường xuyên. Nếu bạn không tỉnh táo trong việc chọn chỗ làm.
Bạn có thể khiếu nại để được giải quyết với những công việc hợp pháp, trả lương qua bank và nộp thuế đàng hoàng. Nếu bạn làm chui nhận tiền mặt, hãy im lặng để tránh ảnh hưởng đến Visa. Sau đây là 2 cách giải quyết nợ lương như sau:
Nếu bị nợ lương dưới 3 tháng
Bạn có thể nhờ sự can thiệp của Student Union Centre, hay cấp cao hơn là City Counselor Centre. Nơi có các tư vấn viên kinh nghiệm về các vấn đề dân sự.
Các bạn chỉ cần đặt lịch hẹn rồi qua cho nhân viên về case của bạn, bạn sẽ được tư vấn và support miễn phí. Khả năng nhận được tiền từ phương án này lên đến 90%.
Nếu bị nợ lương trên 3 tháng
Trong trường hợp bị nợ lương trên 3 tháng, bạn bắt buộc phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật, cũng như của tòa án. Bước đầu tiên sẽ là làm đơn claim online tại: https://www.moneyclaim.gov.uk/web/
Bạn sẽ phải viết claim gửi đến County Court Business Centre với issue fee là 25 bảng. Claimant ghi tên bạn và defendant(s) là chủ của cửa hàng đang nợ lương. Tòa án sẽ gửi giấy đến defendant(s) bằng first class post ngay trong ngày claim của bạn được issue.
Defendant(s) sẽ có 18 ngày sau đó để pay toàn bộ số tiền bạn claim với tòa. Với trường hợp defendant(s) not reply, không động tĩnh, không hồi đáp. Bạn sẽ cần làm bước tiếp theo là làm đơn propose lên tòa để tòa bắt đầu process là judgement.
Tiếng Anh cực kỳ quan trọng với du học sinh khi đi làm thêm tại Anh
Một trong những kinh nghiệm giúp bạn có thể có được việc làm thêm tốt chính là khả năng ngoại ngữ tốt. Những bạn không biết tiếng hoặc khó khăn trong giao tiếp. Thường sẽ chỉ làm được những loại công việc cơ bản và làm cho người Việt. Nên mức thu nhập cũng vì đó mà thâp hơn nhiều.
Các khu vực đông dân cư có phải là nơi nên ở?
Việc ở tại các khu vực dân cư đông đúc sẽ giúp các bạn có thêm cơ hội trong việc tìm kiếm việc làm. Và mức thu nhập của các bạn sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, nếu ở Anh rất ít bạn chọn London nếu tài chính không quá dư giả. Bởi chi phí ở đây còn đắt hơn so với làm thêm có thể bù đắp.
Có thể thấy mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về việc học tập và làm thêm cho du học sinh. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội học tập và tìm việc làm thêm tại Anh. Liên hệ Edutime để được tư vấn du học Anh ngay ngày hôm nay bạn nhé!