Vương quốc Anh là một quốc gia có diện tích không quá lớn nhưng lại có rất nhiều sân bay với hàng trăm chuyến bay mỗi ngày. Không chỉ ở các đô thị lớn mà ngay cả những thành phố hay thị trấn nhỏ hơn cũng có sân bay. Tuy nhiên, những chuyến bay quốc tế thường chỉ đến các thành phố lớn như London, Manchester hay Edinburgh. Nếu nơi bạn học tập không phải là ba địa điểm trên thì khả năng phải đổi máy bay là rất cao. Cùng chúng tôi tìm hiểu về thủ tục xuất nhập cảnh Anh Quốc để có 1 hành trình du học thật đáng nhớ tại đây bạn nhé!
1. Bạn có thể bay thẳng từ Việt Nam sang Anh Quốc?
Hiện nay có rất nhiều hãng hàng không khai thác đường bay quốc tế từ Việt Nam sang Anh. Trong đó phải kể đến các hãng hàng không lớn như hàng hàng không nội địa Vietnam Airlines và các hãng hàng không quốc tế Asiana Airlines, Cathay Pacific, Emirates,… Bạn có thể dễ dàng đặt vé máy bay đi Anh của tất cả các hãng hàng không.
Tại Việt Nam có 2 sân bay đi quốc tế: Sân bay Nội Bài của thủ đô Hà Nội và sân bay Tân Sơn Nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Bay từ Việt Nam sang Anh bạn sẽ phải xuất phát từ một trong hai sân bay này. Và bạn có thể bay thẳng từ Việt Nam sang Anh, tuy nhiên giá vé bay thẳng sẽ đắt hơn giá vé bay có transit tại 1 sân bay thứ 3
>> Xem thêm: Du học Anh mới nhất về điều kiện, chi phí, học bổng và Visa
2. Chuẩn bị những gì trong hành lý
Bạn nên lưu ý nếu bay bằng Vietnam Airline áp dụng hành lý miễn cước 30kg/ hạng phổ thông, 40kg/ hạng phổ thông linh hoạt và thương gia.
Về Hồ sơ, giấy tờ cá nhân và học tập: Hộ chiếu còn thời hạn và Visa nhập cảnh vào nước Anh; 20 chiếc ảnh cỡ 3×4 và 4×6 để sang làm các loại thẻ; Thư mời nhập học của trường và các giấy tờ liên quan đến quá trình học tập của bạn (công chứng và được dịch sang tiếng Anh).
Về tài chính, tiền tiêu mang theo: Nên mang theo người tiền tiêu vừa đủ cho 1 thời gian đầu. Nên mở một tài khoản Visa tại một Ngân hàng Việt Nam, như vậy khi bố mẹ bạn chuyển tiền cho bạn chi tiêu sẽ rất đơn giản. Khi sang Anh một thời gian bạn có thể mở một tài khoản (bank account) tại Anh và gửi tiền qua tài khoản đó.
Về thuốc men y tế cá nhân: Mang theo thuốc dự phòng như: thuốc ho, dầu xoa, thuốc đau đầu, cảm sốt, nhỏ mũi, đau bụng đi ngoài và kháng sinh… v.v…
Phòng bị một số rủi do: Nên photo công chứng: mặt hộ chiếu + Visa cất ở nhà (Việt Nam) 2 bản và mang đi ít nhất 3 bản (Để sử dụng khi làm các thủ tục nhập học và phòng khi mất hộ chiếu, Visa để có căn cứ xin cấp lại). Ghi lại toàn bộ đồ đạc đóng gói trong mỗi vali và thùng hàng để có thể trình báo khi thất lạc hoặc tiện tìm đồ khi bạn đến nơi ở cuối (để trong cặp tài liệu xách theo tay).
Lưu ý cho hành trình bay: Kiểm tra ngày giờ bay, để vé, hộ chiếu, Visa cùng các giấy tờ tùy thân vào một túi clearbag. Hành lý phải dán tên và địa chỉ nơi đến và địa chỉ gốc ở Việt Nam. Không mang những đồ mà nước bạn cấm. Tất cả các tài liêu quạn trọng tiền bạc luôn mang theo người và xách tay; Nếu bạn là người lần đầu tiên đi Anh nên lên sớm và nhờ nhân viên check in xem những ai có chuyến bay giống mình mà đã đi lại nhiều lần, xin xếp ghế gần họ để tham vấn và nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết. Nên kiểm tra số kg hành lý đề nghị đại lý vé máy bay xin cân thêm, vì có hãng hàng không ưu tiên cho sinh viên.
3. Khi tới Anh bạn sẽ phải làm gì?
Khi tới biên giới, xin hãy lấy hộ chiếu hoặc các giấy tờ tương ứng khỏi túi đựng để sẵn sàng cho việc kiểm tra.
– Nếu bạn lữ hành cùng con cái của người khác, chúng tôi sẽ phải thẩm tra bạn tại biên giới. Xin chuẩn bị trước các giấy tờ cần thiết, xem thêm thông tin ở mục “Lữ hành cùng trẻ em”.
– Nếu bạn không có hộ chiếu Anh quốc hoặc của các quốc gia thuộc EU, EEA hay Thụy Sỹ, bạn sẽ phải điền vào phiếu nhập cảnh và đáp ứng một số các quy định khác.
Những giấy tờ nào được chấp nhận tại cửa khẩu biên giới?
Bạn phải là chủ sở hữu hợp pháp của những giấy tờ gốc. Giấy tờ của bạn phải còn hiệu lực và được cấp bởi chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Một số những giấy tờ lữ hành thông dụng:
– Hộ chiếu quốc tịch hoặc
– Văn bản thuộc Công ước lữ hành cho người di trú năm 1951
– Chứng minh thư từ các nước EEA cũng sẽ được chấp nhận
Trước khi hạ cánh khoảng 45 phút, hành khách trên máy bay sẽ được phát Tờ khai nhập cảnh (Landing Card). Thông tin yêu cầu điền vào Tờ khai rất ngắn gọn và đơn giản. Các phần phải điền (theo thứ tự) gồm họ tên, giới tính, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nghề nghiệp và địa chỉ lưu trú trong thời gian ở Anh.
Thời gian chờ tại biên giới
Hiện nay, việc kiểm tra nghiêm ngặt hơn có thể buộc bạn phải chờ lâu hơn trước khi được nhập cảnh Anh, đặc biệt trong thời gian cao điểm. Bộ Nội vụ có những máy quét chuyên dụng để đảm bảo hộ chiếu, thị thực và các văn bản đều là thực. Nhân viên của chúng tôi được huấn luyện phát hiện đồ làm giả và kiểm tra tính pháp lý nhập cảnh vào quốc gia.
– Chúng tôi dự kiến thời gian chờ là 45 phút.
– Nếu bạn là công dân thuộc EU hoặc EEA, hãy sử dụng kênh riêng dành cho hai nhóm nước thuộc những tổ chức này, việc xác minh hộ chiếu hoặc chứng minh quốc tịch sẽ diễn ra nhanh hơn.
– Sử dụng cổng e-passport (hộ chiếu điện tử)
– Cổng E-passport là một phương thức kiểm tra nhập cảnh tự-phục-vụ mới an toàn và tiện lợi.
– Hệ thống sử dụng công nghệ nhận dạng nhân diện để khớp gương mặt bạn với ảnh lưu tại con chip trong hộ chiếu của bạn. Sau khi việc kiểm tra hoàn thành, cổng sẽ tự động mở để bạn đi qua
– Bạn không bắt buộc phải đăng ký dịch vụ này.
Những sân bay nào đã lắp đặt cổng e-passport?
– Birmingham International, cổng 1
– Bristol
– Cardiff
– East Midlands
– Edinburgh
– Gatwick, cổng bắc
– Gatwick, cổng nam
– Heathrow, cổng 1,3,4,5
– Luton
– Manchester, cổng 1 và 2
– Stansted
Đối tượng được sử dụng cổng?
– Người có hộ chiếu từ các nước thuộc EEA, bao gồm Anh, hoặc Thụy Sỹ; và
– Hộ chiếu EEA. Không thể sử dụng cổng bằng thẻ chứng minh quốc tịch thay cho hộ chiếu.
– Trên 18 tuổi, trừ khi tại sân bay có biển chỉ dẫn cho phép người dưới 18 tuổi.
Cách sử dụng cổng
– Đặt hộ chiếu lên máy quét, đảm bảo mặt có ảnh được úp xuống. Nếu hộ chiếu có vỏ bao, hãy tháo vỏ bao trước khi quét.
– Khi được thông báo, lấy lại e-passport và tiến tới bốt, đặt chân lên đúng vị trí được đánh dấu trên sàn.
– Tháo kính nếu có và nhìn thẳng vào máy quay – bốt sẽ khớp gương mặt bạn với ảnh trong chip trong hộ chiếu. Bạn có thể đi qua cửa khi cửa mở.
– Nếu hệ thống từ chối nhận diện bạn, gặp nhân viên biên giới để làm thủ tục theo cách truyền thống.
Thời gian làm việc
Thời gian làm việc của cổng tùy thuộc vào từng sân bay, song chúng sẽ hoạt động vào những giờ cao điểm.
Kiểm tra vân tay
Từ 30/11/2009, UKBA đã đưa ra quy định kiểm tra vân tay tại biên giới. Qúa trình kiểm tra này đang được hướng dẫn từng bước tại các hải quan khắp Anh Quốc.
Việc kiểm tra này sẽ đảm bảo người nhập cảnh Anh Quốc và người xin thị thực, giấy phép nhập cảnh và giấy phép cư trú sinh trắc học là một.
Khi tới Anh, bạn sẽ được quét hai dấu vân tay bằng máy quét điện tử.
Thông thường, chúng tôi sẽ quét ngón cái và ngón trỏ của tay phải. Bản quét này sẽ được khớp với dấu vân tay trong các văn kiện chứng thực.
Việc kiểm tra vân tay sẽ không kéo dài, trừ trường hợp gặp trở ngại trong việc quét chiếu.
Trẻ từ sáu tuổi trở lên sẽ phải quét vân tay.
Việc kiểm tra vân tay là một bước phụ trợ trong việc xác định danh tính, hành khách vẫn sẽ phải tham gia quá trình tham hỏi tiêu chuẩn khi tới Anh. Trường hợp kết quả kiểm tra vân tay tiết lộ những nghi vấn về danh tính hành khách, những quan ngại này sẽ được giải quyết thông qua phỏng vấn.
Nếu hành khách từ chối cung cấp vân tay, hành khách sẽ phải chịu điều tra bổ sung. Điều này có thể khiến lịch trình của hành khách bị chậm trễ.
Hành khách sẽ phải cung cấp vân tay mỗi lần nhập cảnh vào Anh. Vân tay đã quét chỉ được lưu tối đa hai ngày.
Kiểm tra vân tay không bị tính phí.
Trường hợp miễn kiểm tra vân tay
– Đối tượng phục vụ cho các bộ ngành của một quốc gia (hoặc chức vị tương đương) được chính phủ Anh công nhận và tới Anh công du;
– Các nhà ngoại giao được Anh chỉ định; và
– Các nhà ngoại giao di chuyển tới/đi đến một địa điểm được chỉ định.
– Các nhà ngoại giao công du tới Anh; và
– Phái đoàn ngoại giao tương ứng.
– Trẻ em dưới sáu tuổi
– Người tàn tật có độ thương tích ít hơn hai chữ số
– Cá nhân có quyền cư trú tại Anh; và
– Hành khách có hộ chiếu được cấp trước ngày hộ chiếu sinh trắc học được áp dụng.
Kháng cáo nếu bị từ chối nhập cảnh vào Anh
Nếu bạn bị từ chối nhập cảnh, bạn sẽ nhận được thông báo từ chính quyền, trong đó giải trình:
– Lý do bạn bị từ chối.
– Liệu bạn có quyền kháng cáo; và
– Thời hạn bạn buộc phải rời Anh.
Nếu bạn được quyền kháng cáo, chúng tôi sẽ đính kèm thông tin liên hệ về người có thẩm quyền.
Bạn có thể được phép tạm trú tại Anh cho tới khi những sắp xếp trục xuất hoàn thành. Tình trạng tạm trú sẽ được kèm trong thông báo. Song bạn cũng có thể phải rời Anh ngay lập tức. Nếu còn thời gian, bạn được quyền liên hệ với bất kỳ người hỗ trợ, đại diện ngoại giao vào của mình tại Anh, gia đình, bạn bè hoặc người đại diện hợp pháp. Chúng tôi sẽ cung cấp phiên dịch nếu cần thiết.
Trên đây là một vài những hướng dẫn cho du học sinh lần đầu đến Anh. Để biết thêm chi tiết và có những hướng dẫn cụ thể cũng như giải pháp giải quyết tình huống khẩn cấp, liên hệ với chúng tôi ngay ngày hôm nay bạn nhé!
>> Xem thêm: Thông tin du học Anh cập nhật mới nhất và đầy đủ nhất
Comments are closed.