Lựa chọn ngành học luôn là vấn đề đau đầu với các bạn trẻ đang tìm kiếm cơ hội du học. Hầu hết những hiểu biết của các bạn về các ngành học vẫn còn rất mơ hồ; trong khi đó chọn ngành học không phù hợp với bản thân thì chẳng khác nào “sai một li đi một dặm”. Chính vì thế, khi chọn ngành học các bạn học sinh, sinh viên nên hết sức tỉnh tảo, tham khảo và thu thập thông tin từ nhiều nguồn để có cơ sở để so sánh, chọn lọc. Đừng vội vàng chọn ngành theo cảm tính hoặc theo đám đông.
Hiểu tâm lý băn khoăn đó của các bạn trẻ, hôm nay du học Edutime xin gửi đến các bạn danh sách các ngành học được đánh giá là tiềm năng và có cơ hội việc làm sau khi ra trường cao nhất ở Hà Lan.
1. Ngành truyền thông:
Tại sao nói truyền thông là một trong những ngày tiềm năng nhất Hà Lan? Tôi sẽ đưa ra câu trả lời cho bạn bằng một ví dụ như sau: Amtersdam được xem là thành phố có tỉ lệ người sử dụng Internet vào hàng cao nhất châu Âu với số lượng khổng lồ người sử dụng mạng xã hội và các phương tiện giao tiếp kĩ thuật số. Thành phố này nổi tiếng kết nối nhanh chóng với thế giới đến mức có hẳn một thuật ngữ riêng là AMS-IX (Amsterdam Internet Exchange), nhằm đề cập đến tham vọng sẽ trở thành cổng kết nối kĩ thuật số của cả châu Âu trong tương lai. Vì thế, có thể nói ngành truyền thông là ngành học “khỏi lo thất nghiệp” tại đất nước hoa tulip này.
Sinh viên theo học về truyền thông có thể linh động lựa chọn giữa quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, quảng cáo, làm báo in, truyền hình, trực tuyến…Đặc biệt, do Hà Lan sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính nên dù truyền thông là ngành xã hội, đòi hỏi kĩ năng ngôn ngữ cao, các sinh viên quốc tế vẫn có thể theo học một cách thuận lợi, thậm chí tham gia vào các chương trình liên kết trường đại học của cả châu Âu. Ví dụ, đại học Hanze có chương trình thạc sĩ Truyền thông quốc tế liên kết với các trường tại Anh, Ý, Bungary, sinh viên có thể lựa chọn học luân chuyển giữa các trường sau mỗi học kì.
Sau khi tốt nghiệp, do Hà Lan là quốc gia đang sở hữu khá nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới như Unilever, Shell…nên sinh viên hoàn toàn có thể thử thách mình ở lĩnh vực truyền thông, marketing tại Hà Lan hoặc trụ sở của các tập đoàn này ở nước mình. Có thể nói, các cơ hội làm việc trong ngành này luôn rất cao và thú vị, đặc biệt tại Việt Nam, khi mà xu hướng phát triển ngành truyền thông đang tăng nhanh theo từng ngày.
2. Ngành logistics:
Hà Lan được mệnh danh là “trung tâm Logistics của Châu Âu” với cảng Rotterdam – “cảng hàng hải bận rộn nhất thế giới” cùng một mạng lưới vận tải đa phương thức hoàn chỉnh ở Châu Âu. Rotterdam trải dài 40 km và nằm trên châu thổ sông Rhin và Meuse, Rotterdam cách biển Bắc (Nord Sea) khoảng 26 km đường chim bay. Rotterdam được nối kết với các khu công nghiệp luyện kim, hóa dầu, vi mạch, điện tử, sản xuất thiết bị công nghệ cao… bằng hệ thống đường sắt, đường bộ, đường ống và đường thủy hiện đại, hoàn chỉnh, vận hành nhanh theo lập trình cũng như với những vùng sản xuất kinh doanh lớn, giàu nguyên liệu của những quốc gia láng giềng như Đức, Pháp, Bỉ, Thụy Sỹ, Luxembourg… Cảng Rottterdam hiện nay trở thành hậu cứ lớn nhất tiếp nhận hàng hóa từ Bắc Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương đến châu Âu và được vinh danh là cảng biển có năng xuất xếp dỡ, giải phóng tàu nhanh nhất tại Châu Âu.
Với nền kinh tế phát triển năng động, thịnh vượng và hầu hết phụ thuộc vào ngoại thương, vận tải, nơi đây tọa lạc nhiều công ty đa quốc gia và tập đoàn quốc tế nổi tiếng trên thế giới như Unilever, Philips, Heineken, ING Group…
Sau khi tốt nghiệp ngành Logistics, sinh viên du học Hà Lan có thể trở thành chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng hay có thể công tác tại các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực vận tải đa phương thức nói chung hay các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khách hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán… với mức lương hậu hĩnh.
3. Ngành kỹ sư:
Nếu tham khảo bảng xếp hạng toàn cầu về đào tạo ngành kỹ sư, bạn sẽ thấy Hà Lan được xếp ở những vị trí khá cao. Những ngành kỹ sư mạnh nhất ở Hà Lan bao gồm: Kỹ sư Cơ khí, Kỹ sư Hàng không và Kỹ sư chế tạo và hạ tầng… Sinh viên có thể theo học các cấp độ khác nhau khi chọn theo ngành Kỹ sư, từ Cử nhân, Thạc sĩ tới Tiến sĩ và cả những chương trình đào tạo ngắn hạn dành cho những Kỹ sư đã đi làm rồi. Nếu bạn là tuýp người có quan điểm “học đi đôi với hành” thì các trường Đại học ở Hà Lan sẽ giúp bạn học được rất nhiều từ kinh nghiệm thực tế, cho phép bạn phát triển các kĩ năng mềm của mình.
4. Khoa học Xã hội:
Hà Lan được biết đến như một trong những Xã hội tự do lý tưởng. Năm 2014, quốc gia này đã được xếp hạng 4 trên Chỉ số tiến bộ Xã hội (Social Progress Index). Chưa kể, đây còn là đất nước luôn luôn có mặt trong danh sách những quốc gia có chất lượng cuộc sống cao, nơi người dân có cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ. Nhờ Hà Lan có sự liên kết chặt chẽ với các nước châu Âu và những nền kinh tế lớn như Mỹ và Úc, các sinh viên học Chính trị, Quan hệ quốc tế và Xã hội học sẽ được tìm hiểu rất nhiều về các vấn đề toàn cầu cũng như những tư tưởng Xã hội mới nổi. Nếu quan tâm tới lĩnh vực Khoa học Xã hội, bạn có thể tìm hiểu về hai trường Leiden University và University of Amsterdam (UvA) vốn có xếp hạng 34 và 44 toàn cầu về hai ngành Chính trị và Quốc tế học. UvA cũng có xếp hạng rất cao (18th) đối với riêng ngành Xã hội học.
5. Khoa học môi trường và nông nghiệp:
Liệu có nơi nào tốt hơn trên thế giới để học về năng lượng bền vững hơn quê hương xứ sở của những chiếc cối xay gió? Lĩnh vực nông nghiệp của Hà Lan đóng góp 2.8% trong GDP cả nước và đây cũng là chủ nhân xếp hạng 11 toàn cầu về các hoạt động môi trường, xếp hạng nhì về nguồn nước và hạng nhất cho cả hai vấn đề về ảnh hưởng của nước và điều kiện vệ sinh lên sức khỏe.
Công nghiệp Hà Lan là một trong những nền công nghiệp hàng đầu ở châu Âu cũng như toàn cầu. Mục tiêu của chính phủ Hà Lan cho đến năm 2050 là tạo ra 40% sản lượng điện bằng các nguồn bền vững với môi trường, như là gió, biển và sinh khối. Cũng trong khoảng thời gian này, lượng khí thải CO2 cũng được lên kế hoạch giảm xuống còn ½. Vốn là một trong những trung tâm lọc dầu lớn của toàn châu lục, Hà Lan hiện đang định hướng trở thành một trung tâm hàng đầu về công nghệ “xăng xanh”. Hai trường Đại học hàng đầu của Hà Lan lọt vào top 20 của thế giới trong lĩnh vực Khoa học môi trường là Wageningen University (hạng 8) và Delft University of Technology (hạng 19). Ngoài ra, Wageningen University cũng xếp hạng hai toàn cầu về Nông nghiệp và Lâm học.
6. Ngành Quản trị kinh doanh:
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa như hiện nay, các công ty luôn cần những nhà quản lí giỏi: có trình độ chuyên môn cao, có tầm nhìn chiến lược, … Hà Lan là một nền giáo dục nổi tiếng với các ngành khoa học ứng dụng được quốc tế công nhận mà nổi bật trong số đó là ngành Quản trị kinh doanh!
7. Ngành công nghệ thông tin:
Công nghệ thông tin là ngành quản lý công nghệ và mở ra nhiều lĩnh vực khác nhau như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình. Sinh viên theo học ngành này sẽ được tham gia các bài giảng lí thuyết và thực hành lập trình web, phân tích dữ liệu và an ninh mạng. Ngoài ra, họ cũng cần phải có kĩ năng làm việc nhóm và phân tích dữ liệu. Không chỉ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển vững mạnh, Hà Lan còn là đất nước có ngành công nghệ thông tin phát triển được nhiều bạn trẻ lựa chọn để du học. Nền tảng khoa học vững chắc, cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giáo viên chuyên môn cao… chính là lý do khiến nhiều sinh viên chọn học tập tại đất nước này.
Tóm lại, đi du học không dễ dàng và không hề rẻ. Vậy nên đừng chọn một ngành nghề nào đó bởi vì ai cũng học, đừng chọn một trường vì có quá nhiều người giới thiệu, và đừng đi du học vì tất cả bạn bè đã đi du học hết rồi. Hãy tỉnh táo chọn ngành, chọn trường phù hợp cho mình để hành trình du học của bạn thật sự có ý nghĩa và bổ trợ thật nhiều cho chặng đường sự nghiệp về sau. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến đội ngũ tư vấn viên của Edutime nhé.
Comments are closed.