Những lưu ý khi đi làm thêm tại Hà Lan

Làm thêm" hẳn là cụm từ giành được nhiều sự quan tâm của nhiều bạn học sinh, sinh viên, đặc biệt là những bạn du học sinh nước ngoài. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì làm thêm không chỉ giúp các bạn lưu học sinh kiếm thêm khoản hỗ trợ cho chi phí học tập và sinh hoạt, mà còn giúp các bạn rèn luyện tính tự lập, cũng như bước đầu cọ xát với môi trường làm việc quốc tế. Tuy nhiên, nhiều du học sinh vẫn băn khoăn về vấn đề làm thêm tại quốc gia mà họ theo học, vì mỗi quốc gia sẽ có những quy định về vấn đề làm thêm cho sinh viên quốc tế khác nhau. Điều này sẽ giúp sinh viên tích lũy thêm kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng mềm và dễ dàng tìm một việc làm tốt sau khi hoàn thành khóa học. Nếu bạn là du học sinh tại Hà Lan và để làm thêm tại đây, sinh viên cần chú ý những điều gì?

Những lưu ý khi đi làm thêm tại Hà Lan

1. Sinh viên quốc tế đi làm thêm tại Hà Lan cần chú ý điều gì?
Tại Hà Lan, sinh viên quốc tế được phép đi làm thêm. Tuy nhiên để thuận lợi trong quá trình làm việc, sinh viên cần chú ý về giấy phép làm việc, bảo hiểm và thu nhập…

Về Giấy phép làm việc
Sinh viên thuộc Khối Cộng đồng chung châu Âu được phép làm thêm tại Hà Lan mà không cần phải xin giấy phép lao động và không bị giới hạn số giờ làm thêm mỗi tuần. Sinh viên ngoài Khối Cộng đồng chung châu Âu sẽ phải tuân thủ những quy định riêng về việc đi làm thêm.

– Xin giấy phép làm việc: Sinh viên quốc tế (trong đó có Việt Nam) muốn làm thêm tại Hà Lan phải có giấy phép làm việc mới được xem hợp pháp. Nhà tuyển dụng phải xin giấy phép làm việc cho bạn và được tổ chức cấp phép UWV Werkbedrijf đồng ý, bạn sẽ được làm việc tối đa 10 giờ/tuần trong suốt năm học và được làm toàn thời gian trong những tháng hè (tháng 6, 7 và 8).

– Để xin giấy phép lao động bạn phải cung cấp bản sao giấy phép cư trú du học sinh và giấy xác nhận trình trạng học tập của trường. Đơn xin phép sẽ được xử lý trong vòng 5 tuần.

– Sinh viên tự ý làm việc không xin giấy phép sẽ bị phạt rất nặng nếu bị phát hiện.

– Trường hợp không cần giấy phép làm việc: Bạn không cần phải xin giấy phép làm việc nếu trong quá trình học tập có khóa thựctập mà thực tập là một phần trong khóa học. Nhà trường và người chủ doanh nghiệp sẽ ký kết hợp đồng thực tập nên bạn khôngcần phải xin phép.

Về Bảo hiểm
Để có thể làm việc tại Hà Lan, sinh viên phải mua bảo hiểm sức khỏe công cộng Hà Lan. Bảo hiểm này được gọi là Basiszorgverzekering, nhằm bảo đảm quyền lợi của sinh viên khi gặp vấn đề về sức khỏe cũng như kiểm soát việc làm thêm của sinh viên quốc tế.

Bạn cũng có thể mua bảo hiểm từ những nhà cung cấp khác, tuy nhiên những loại bảo hiểm đó không đảm bảo được đầy đủquyền lợi cho bạn.

Về Thuế thu nhập và an ninh xã hội
Khi đến Hà Lan bạn sẽ được cấp tự động BSN (số dịch vụ công dân) tương đương với số an ninh xã hội dùng để liên lạc với chính quyền sở tại.

Là du học sinh tại Hà Lan đi làm thêm bạn sẽ phải đóng hai loại thuế:

– Một là thuế thu nhập cho bất kỳ số tiền nào kiếm được trong quá trình học tập ở Hà Lan.
– Hai là thuế an ninh xã hội cho thu nhập kiếm được mỗi tháng.

Thuế này dùng để chi trả cho bạn trong trường hợp chẳng may gặp tai nạn lao động.

Một điều bạn cần phải lưu ý rằng một số học bổng của các trường Hà Lan cũng được xem là thu nhập và phải chịu thuế.

2. Các loại công việc có thể làm tại Hà Lan

Có hai loại công việc 
Việc làm hợp pháp: phải đến thẳng các Job agency ở thành phố bạn đang sống để liên hệ.

Việc làm “đen”: Việc làm “đen” (không có nghĩa là phạm pháp), tức là đi làm trực tiếp với chủ và nhận tiền mặt trực tiếp. Ông chủ trốn thuế và bạn cũng trốn. Nhưng mà thu nhập vào khoảng trăm Euros một tháng. Tốt nhất là tránh những ông chủ người Trung Quốc. Họ tính toán và rất khắt khe. Hãy tìm cách tiếp cận với người bạn muốn xin việc. Nói gì? Bạn hãy chọn những câu đơn giản nhất để giới thiệu về mình: “Tôi là sinh viên trường… tôi muốn có một công việc làm nửa giờ, tôi luôn làm việc chăm chỉ và có nhiều kinh nghiệm làm những công việc như ở chỗ của ông. Ông có thể giao việc cho tôi được không? Nếu họ không đồng ý, hãy kiên nhẫn đi chỗ khác hỏi tiếp.”

3. Tìm việc làm ở đâu tại Hà Lan?
Các công ty giới thiệu việc làm trong tiếng Hà Lan được gọi là Uitzendbureaus. Hai công ty phổ biến là Randstad có văn phòng toàn cầu và Undutchables tổ chức nhỏ hơn giúp người không nói tiếng Hà Lan tìm việc.

Sinh viên cũng có thể tìm việc ở các hội chợ việc làm diễn ra vài lần trong năm được tổ chức bởi các trường đại học. Các văn phòng quốc tế tại các trường đại học cũng có thông tin về việc làm.

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm việc ở những trang web giới thiệu việc làm tại Hà Lan sau đây:

– international.monsterboard.nl
– jobs.expatica.com
– iamexpat.nl
– undutchables.nl
– togetherabroad.nl
– dutchisnotrequired.nl

4. Những giấy tờ nên có sẵn khi đi xin việc

– Resident Permit (RP) (giấy cư trú hợp pháp). Hãy đợi ít nhất sau 2 tháng sang đây, có được RP hãy xin việc. Trong thời gian rảnh rỗi, bạn có thể nghe BBC1, BBC2 10giờ/ngày. Điều này rất có lợi khi đi làm và giao tiếp sau này.

– Sofi Number (SN): Hãy tìm vài sinh viên Hà Lan để tìm chỗ làm SN – một dạng cơ quan quản lý thuế thu nhập. Hàng năm, thuế thu nhập của bạn sẽ được hoàn trả 1 lần vào tháng 4, tháng 5. Lưu ý là khi đi làm phải giữ lại toàn bộ giấy tờ liên quan đến thuế.

– Health Insurance: Họ rất có thể hỏi đến thứ giấy tờ liên quan tới sức khoẻ của bạn

– Giấy chứng nhận sinh viên của trường

– Số tài khoản hiện nay: để họ trả lương hàng tháng cho bạn

– Hộ chiếu (mang kèm theo)

Ở Hà Lan, thu nhập giữa người lao động chân tay và lao động trí óc không quá chênh lệch. Ví dụ: Lao công quét dọn ở phòng thí nghiệm thu nhập khoảng 2.000 Euro/tháng (khoảng 54,7 triệu đồng). Trong khi lương thử việc của cử nhân tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật điện tử ở Hà Lan là 2.400 Euro/tháng (khoảng 65,6 triệu đồng). Tuy nhiên, kiếm việc làm thêm ở Hà Lan đối với sinh viên Việt Nam không đơn giản. Công việc lương khá, sạch sẽ một chút như phục vụ bàn, bán hàng… đòi hỏi nhân viên phải nói tiếng Hà Lan, trừ khi bán hàng ở khu trung tâm, nơi đông khách du lịch qua lại thì nhân viên chỉ cần biết tiếng Anh. Sinh viên Việt thường không biết tiếng Hà Lan (hoặc biết rất ít) nên rất khó xin việc. Để có thêm những thông tin về du học và làm việc tại Hà Lan, liên hệ với du học Edutime ngay ngày hôm nay bạn nhé!

Bài viết liên quan

Vì sao nên chọn EDUTIME?

  • Visa thành công đến 99%
  • Là đối tác của 2500+ trường tại hơn 15 quốc gia
  • Tư vấn tận tâm, phù hợp với từng học sinh, sinh viên
  • Xây dựng lộ trình du học phù hợp
  • Hoàn tất hồ sơ xin nhập học, xin visa du học
  • Tư vấn tài chính, chỗ ở, kiến thức địa phương trước khi đi du học
  • Hỗ trợ Visa thăm thân cho phụ huynh
TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Comments are closed.

Đến văn phòng
Gọi trực tiếp
Chat facebook
Chat trên Zalo