Cách ghi điểm tuyệt đối khi phỏng vấn học bổng du học Mỹ

Là cường quốc về kinh tế và giáo dục của cả thế giới, du học Mỹ là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, giáo dục chất lượng đi đôi với chi phí đắt đỏ.

Cách ghi điểm tuyệt đối khi phỏng vấn học bổng du học Mỹ

Có tới 70% HSSV khi tìm kiếm cơ hội du học Mỹ tích cực tìm kiếm các thông tin học bổng để giảm trừ chi phí du học Mỹ. Ai cũng biết rằng để có thể giành được một suất học bổng trị giá lớn không hề dễ dàng, cần phải có sự chuẩn bị, trau dồi cả năm trời.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố chuẩn bị này, việc nhận được học bổng du học Mỹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Không có sự như may mắn mà là năng lực phấn đấu không ngừng của chính mình. Ở bài viết này Du học Edutime sẽ hướng dẫn bạn cách trả lời phỏng vấn học bổng tốt với các trường của Mỹ. Cùng theo dõi nhé!

1. Trả lời ra sao khi được hỏi “Bạn có tố chất lãnh đạo không?”

How have you been a leader or displayed leadership?- Bạn có tố chất lãnh đạo không? Bạn thể hiện tố chất lãnh đạo đó như thế nào?”

Khi được hỏi về tố chất lãnh đạo, câu trả lời hãy luôn luôn là “Có”. Nhưng thay vì liệt kê ra một loạt những “vị trí” hay “chức vụ” mà bạn đã trải qua trong quá khứ. Hãy tập trung kể về vào một vị trí, hoặc một hoạt động cụ thể mà thể hiện rõ nhất được tố chất lãnh đạo trong con người bạn. Đừng quên “khoe” với đại diện trường về những thành tích, kết quả đáng tự hào mà bạn đã đạt được ở vị trí đó.

Ví dụ câu trả lời sau sẽ gây được ấn tượng rất mạnh cho Ban tuyển sinh: “Tháng trước tôi đã từng làm trưởng một nhóm 30 bạn học sinh cấp 3 ở trường tôi trong một chiến dịch phát quà miễn phí cho trẻ em nghèo vùng cao, trong vòng 1 tuần chúng tôi đã tới được 200 hộ gia đình và phát được quà cho gần 500 em nhỏ”.

>> Xem thêm: Du học Mỹ mới nhất về điều kiện, chi phí, học bổng và Visa

2. What is your greatest strength and weakness? “Điểm mạnh nhất và yếu nhất của bạn là gì?”

Gần như chắc chắn bạn sẽ gặp câu hỏi này trong mọi buổi Phỏng vấn. Về điểm mạnh nhất, đừng trả lời lan man, hay chỉ tập trung vào 1 đến 2 điểm mà bạn cảm thấy tự tin nhất để trả lời, sau đó đưa ra những dẫn chứng cụ thể.

Đừng chỉ nói “điểm mạnh của tôi là tôi có tố chất lãnh đạo”, hãy đưa ra nhiều dẫn chứng để thuyết phục Ban tuyển sinh.

Vậy còn điểm yếu thì sao? Có nên “không đánh mà khai” hay không? Bạn hãy trung thực thừa nhận một điểm yếu của bạn. Hãy trả lời thêm rằng bạn đang có một kế hoạch cụ thể để từng bước vượt qua nó và hãy nói rõ về kế hoạch của bạn.

Đây sẽ là mấu chốt rất quan trọng khiến cho câu trả lời của bạn gây ấn tượng rất mạnh với Ban tuyển sinh.

3. Who is a role model for you? “Ai là người truyền cảm hứng cho bạn?”

Một câu hỏi mở có vẻ như không liên quan nhưng đây là một câu hỏi rất quan trọng mà nhiều bạn không biết cách trả lời. Hãy nhớ rằng, người mà bạn chọn để làm hình mẫu sẽ nói lên được rất nhiều điều về con người bạn.

Đừng chỉ trả lời chung chung rằng bạn rất thần tượng Tiger Woods. Nếu chỉ như vậy thì đại diện trường sẽ không biết bạn thần tượng anh ta vì anh ta chơi golf giỏi, vì anh ta đã từng tốt nghiệp Đại học Standford, hay vì lý do nào khác.

Cho dù bạn chọn ai là thần tượng, hãy tìm hiểu thật kỹ về người đó, cố gắng đưa ra 1 câu trả lời đầy đủ nhất tại sao bạn lại thần tượng người đó, tính cách / phẩm chất gì của người đó khiến bạn cảm thấy thực sự ấn tượng và muốn noi theo.

4. What is your favorite book? “Quyển sách nào bạn thích đọc nhất?”

Hãy trả lời về một cuốn sách mà đã ít nhiều thay đổi suy nghĩ của bạn sau khi đọc nó. Hoặc là cuốn sách đã khiến bạn thay đổi cái nhìn về một vấn đề nào đó.

Không quan trọng đó phải là một cuốn tiểu thuyết cổ điển hoành tráng, hay chỉ là một cuốn sách nhỏ, thậm chí 1 tuyển tập truyện ngắn… Điều quan trọng là nó mang lại ý nghĩa như thế nào đối với bạn.

5. Why did you choose this college? “Tại sao bạn lựa chọn học ở trường chúng tôi?”

Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện bản thân và chứng minh cho đại diện trường thấy rằng bạn xứng đáng là một phần trong ngôi trường của họ. Đừng tập trung quá vào việc ca tụng những thế mạnh của trường bởi đó là những điều đại diện trường đều đã biết.

Thay vào đó, hãy tập trung vào một số đặc điểm nổi bật của trường mà bạn cảm thấy thích thú nhất. Như cộng đồng sinh viên quốc tế, môi trường học tập hay là một chuyên ngành cụ thể nào đó mà bạn thấy rất hứng thú.

Thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu rất kỹ về trường, nói về bản thân bạn nhiều hơn, tập trung nói về những tham vọng và mục tiêu học tập của bạn, và nhấn mạnh rằng đây sẽ là môi trường lý tưởng để bạn hiện thực hóa những mục tiêu đó.

6. What is your favorite subject in school and why? “Ở trường bạn học tốt môn nào nhất?”

Nhiều bạn nghĩ rằng đây là một câu hỏi dễ, chỉ cần nêu ra các môn bạn thích học là xong. Tuy nhiên những câu trả lời như vậy thường không gây được ấn tượng gì.

Nếu bạn chỉ trả lời rằng “Tôi thích học tiếng Anh” thì bạn đã nhận được một điểm trừ từ ban tuyển sinh rồi đấy. Tại sao lại không xem đây là cơ hội tuyệt vời để bạn “khoe” về thành tích của mình, thành tích trong một cuộc hùng biện bằng Tiếng Anh, hay giải nhất ở một cuộc thi giải toán nhanh bằng Tiếng Anh. 

7. What’s a meaningful academic class, project or other experience? “Sự kiện / Dự án gì bạn đã tham gia mà bạn cảm thấy đáng nhớ nhất?”

Câu hỏi này không khó, tuy nhiên mấu chốt khiến cho câu trả lời của bạn gây ấn tượng hơn. Đó là hãy chọn một Dự án / Sự kiện có liên quan ít nhiều đến ngành học mà bạn đang nhắm tới. Ví dụ bạn đang xin Học bổng ngành IT, hãy nói về một Cuộc thi viết phần mềm mà bạn tham dự và đạt giải cao.

8. Why do you want to enter this career? “Tại sao bạn lại chọn ngành học này?”

Ý đồ của ban tuyển sinh trong câu hỏi này là muốn tìm hiểu về lý do, động lực khiến cho bạn quyết định theo đuổi ngành học mà bạn chọn. Lý do đừng bao giờ là “Bạn bè của em khuyên thế” Bởi nó không nói lên được rằng bạn yêu và muốn gắn bó với ngành nghề của mình.

Hãy khẳng định trước đại diện trường rằng đây là quyết định hoàn toàn từ bản thân bạn. Động lực có thể chỉ đơn giản đến từ một cuốn sách, bài phát biểu của một nhân vật nổi tiếng, hoặc từ một chương trình trên TV. 

9. With what activities are you most involved? “Bạn hay tham gia vào các hoạt động nào nhất?”

Chọn ra 3 đến 4 hoạt động có ý nghĩa mà bạn tham gia vào nhiều nhất. Có thể là những câu lạc bộ sinh viên, những hoạt động ngoại khóa ngoài giờ, giúp đỡ trẻ em, câu lạc bộ khởi nghiệp v..v…

Chọn ra vài hoạt động mà bạn có đóng góp nhiều nhất, và tốt nhất là có liên quan tới ngành học mà bạn đang muốn xin Học bổng.

10. Is there anything else you want to add? “Bạn có muốn nói thêm gì không?”

Đây là câu hỏi cuối cùng trong buổi phỏng vấn, nếu bạn cảm thấy một số câu trả lời trước của bạn chưa được hoàn hảo. Đây sẽ là lúc thích hợp nhất để “sửa sai”.

Đừng ngần ngại và tận dụng cơ hội này để thêm vào một số ý mà bạn cảm thấy chưa hài lòng. Hãy nhớ rằng, ấn tượng cuối cùng bao giờ cũng là ấn tượng mạnh nhất. Tuy nhiên, nếu bạn đã hài lòng với những câu trả lời trước của bạn, hãy bỏ qua câu hỏi này và nói “tôi không muốn nói thêm gì nữa”.

Trên đây là 10 câu hỏi thường gặp nhất trong các buổi phỏng vấn Học bổng. Tuy nhiên, các hình thức phỏng vấn học bổng được đưa ra bởi ban tuyển sinh thường rất đa dạng. Không phải lúc nào cũng nặng nề như 1 buổi phỏng vấn thông thường mà bạn tưởng tượng với những câu hỏi cực khô khan.

Có rất nhiều khi, bạn chỉ được hỏi 1 vấn đề liên quan đến thói quen và sở thích hàng ngày của bạn. Buổi phỏng vấn diễn ra tự nhiên đến mức bạn quên phải thể hiện bản thân mình qua những câu hỏi chuẩn bị kỹ càng.

Vì vậy, hãy áp dụng những câu hỏi thường gặp trên khi trả lời trong tình huống hàng ngày như thế nào. Để bạn có thể bật ra được tự nhiên nhất những suy nghĩ của mình.

Chuẩn bị chỉn chu trang phục và thần thái trước buổi phỏng vấn và gửi email cám ơn người phỏng vấn bạn là điều nên làm sau mỗi buổi phỏng vấn. Chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục học bổng du học Mỹ của bạn. Nếu cuộc phỏng vấn không như ý muốn, đừng lo bởi còn rất nhiều chương trình học bổng du học hấp dẫn khác chờ bạn ở nước Mỹ đấy.

>> Xem thêm: Thông tin du học Mỹ cập nhật mới nhất và đầy đủ nhất

Bài viết liên quan

Vì sao nên chọn EDUTIME?

  • Visa thành công đến 99%
  • Là đối tác của 2500+ trường tại hơn 15 quốc gia
  • Tư vấn tận tâm, phù hợp với từng học sinh, sinh viên
  • Xây dựng lộ trình du học phù hợp
  • Hoàn tất hồ sơ xin nhập học, xin visa du học
  • Tư vấn tài chính, chỗ ở, kiến thức địa phương trước khi đi du học
  • Hỗ trợ Visa thăm thân cho phụ huynh
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Đến văn phòng
Gọi trực tiếp
Chat facebook
Chat trên Zalo