Ngày 14/8/2018 vừa qua, Chính phủ New Zealand vừa công bố bản Chiến lược Giáo dục Quốc tế và những thay đổi của thị thực làm việc dành cho sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp (post-study work Visa), qua đó mở rộng cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên quốc tế.
Theo đó, quy định sửa đổi cho phép sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp bậc Cử nhân (Level 7) trở lên được cấp visa làm việc 3 năm, tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp ở New Zealand.
Đối với sinh viên quốc tế học ở những khu vực ngoài Auckland và tốt nghiệp bậc thấp hơn (Level 4-6) hoặc chương trình học Level 7 không văn bằng (học chứng chỉ) thì sẽ được cấp visa làm việc trong vòng 02 năm nếu hoàn thành chương trình học trước tháng 12/2021. Sau thời điểm đó thì quyền lợi sẽ trở về 01 năm.
Với những quy định ngày càng mở cửa về Visa (thị thực) cho sinh viên và những người nước ngoài làm việc tại New Zealand. Con đường định cư tại đất nước Kiwi được đánh giá là vô cùng rộng mở, vậy trong năm 2019 có những hình thức định cư nào ở New Zealand là phổ biến nhất? Cùng Du học Edutime tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!
1. Định cư New Zealand diện tay nghề
Các điều kiện cơ bản để xin Visa tay nghề của New Zealand:
– Đương đơn thỏa mãn các điều kiện về sức khỏe.
– Đương đơn thỏa mãn các điều kiện về tư cách.
– Đối với một số ngành nghề nhất định, đương đơn phải có đăng ký hành nghề.
– Đương đơn có trình độ Anh ngữ tương đương IELTS ít nhất 6.5.
Những người phụ thuộc trên 16 tuổi đi theo đương đơn phải có trình độ Anh ngữ tương đương IELTS ít nhất 5.0 hoặc phải trả tiền học tiếng Anh theo bảng sau:
2. Định cư New Zealand diện đầu tư
Đương đơn có thể nộp hồ sơ xin tạm trú 4 năm tại New Zealand, khi thỏa mãn các điều kiện sau:
– Đương đơn từ 65 tuổi trở xuống.
– Đầu tư 1.5 triệu New Zealand cho 4 năm tại New Zealand.
– Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong việc trực tiếp quản lý một doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có ít nhất 5 nhân viên làm việc toàn thời gian hoặc có doanh số trên 1 triệu đô New Zealand/năm. Đương đơn có thể nộp đơn trêncơsởsởhữu 25% cổ phần của doanh nghiệp đó hoặc đóng vai trò quản lý hoạt động của doanh nghiệp.
– Có thêm tài sản khoảng 1 triệu đô New Zealand để ổn định cuộc sống (không nhất thiết phải chuyển sang New Zealand).
– Có trình độ Anh ngữ tương đương IELTS trung bình 3.0 hoặc có quá trình sinh sống/học tập tại nước nói tiếng Anh.
– Những người đi theo có trình độ tiếng Anh tương đương hoặc đóng tiền học tiếng Anh.
– Sinh sống tại New Zealand ít nhất 146 ngày mỗi năm trong 3 năm cuối cùng của khoảng thời gian đầu tư 4 năm.
– Thỏa mãn các điều kiện khác về lý lịch và sức khỏe.
Lưu ý: Tài sản có thể do đương đơn, vợ/chồng hoặc con cái còn phụ thuộc đứng tên.
3. Định cư New Zealand diện kinh doanh
Để được nhập cư theo diện kinh doanh tại New Zealand, đương đơn phải có:
– Tài sản phảitrên 5 tỷ (chứng minh được là do đương đơn tạo dựng nên một cách hợp pháp). Tài sản này có thể từ các hoạt động kinh doanh buôn bán hoặc tài sản cá nhân, được chứng minh một cách hợp lý.
– Sẵn sàng đầu tư tốithiểu 2.5 tỷvàomộtdoanh nghiệp mới hoặc mua lại cổ phần một doanh nghiệp hiện hữu ở New Zealand.
– Là chủ doanh nghiệp hoặc cổ đông lớn của một công ty tại Việt Nam.
– Phương án kinh doanh khả thi và am hiểu môi trường kinh doanh ở New Zealand.
Ngoài ra, chính phủ New Zealand còn yêu cầu ngành nghề sắp kinh doanh tại New Zealand phải phù hợp với ngành nghề và kinh nghiệm mà đương đơn có tại Việt Nam. Ví dụ: đương đơn có 1 nhà hàng và 1 tiệm may tại Việt Nam, thì có thể mở nhà hàng tại New Zealand.
Diện doanh nhân New Zealand không yêu cầu doanh số tối thiểu tại Việt Nam (không giống visa 163 tạiúc), nêncácđương đơn từ Việt Nam có khả năng thỏa mãn điều kiện của chương trình này nhiều hơn.
4. Định cư New Zealand diện đầu bếp
Các điều kiện của chương trình đầu bếp tại New Zealand như sau:
– Đầu bếp phải biết nấu món ăn Việt Nam hoặc Tây.
– Đầu bếp phải có kinh nghiệm làm việc trên 2 năm.
– Đầu bếp phải có bằng cấp nấu ăn món Việt Nam hoặc Tây.
– Đầu bếp phải được doanh nghiệp tại New Zealand nhận vào làm việc.
5. Định cư New Zealand diện du lịch
Các điều kiện để xin visa du lịch:
– Hộ chiếu Việt Nam có hiệu lực kéo dài ít nhất 3 tháng kể từ khi bạn kết thúc thời điểm 12 tháng ở New Zealand;
– Nằm trong độ tuổi 18-30;
– Không mang theo trẻ em;
– Mua vé khứ hồi hoặc đủ tiền mua vé này;
– Có tối thiểu NZ$4.200 trong tài khoản;
– Đáp ứng các yêu càu về sức khỏe và tư cách/tính cách;
– Có bảo hiểm y tế trong suốt 12 tháng ở New Zealand;
– Có bằng của một trường cao đẳng hoặc đại học mà khóa học kéo dài ít nhất 3 năm;
– Có trình độ Tiếng Anh tương đương IELTS 4.5 trở lên;
– Đến New Zealand với mục đích du lịch là chính, làm việc và học tập chỉ là dự định thứ yếu;
– Chưa từng được cấp visa du lịch – làm việc trước đây.
6. Định cư New Zealand diện du học
Có hai điều kiện để xin du học New Zealand, đó là trình độ học vấn và khả năng tài chính. Tiếng Anh chỉ là điều kiện thuận lợi chứ không bắt buộc phải có mới xin được visa, do đó học sinh có thể sang New Zealand học tiếng Anh trước khi vào học chương trình chính khóa. Bằng TOEFL và IELTS đều được công nhận. Điểm Tiếng Anh chính là điều kiện đầu vào.
Trên đây là 6 hình thức định cư phổ biến tại New Zealand trong những năm gần đây để các bạn có thể định hướng cho mình 1 con đường thuận lợi nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn du học và định cư, Du học Edutime thấy rằng định cư New Zealand theo diện du học và ở lại xin định cư theo diện tay nghề sau khi học xong là con đường ngắn nhất đối với du học sinh Việt Nam. Bạn đã sẵn sàng cùng chúng tôi chinh phục cuộc sống tại New Zealand? Liên hệ với Du học Edutime ngay ngày hôm nay để chọn cho mình 1 chương trình học tiết kiệm và thuận lợi định cư nhất bạn nhé!