Định cư Canada hay New Zealand – 2 quốc gia yên bình hàng đầu thế giới. Đây là những lựa chọn số 1 của các bậc phụ huynh khi cho con đi du học từ THPT. Bởi nền giáo dục chất lượng, chi phí học vừa phải, an toàn và có cơ hội định cư cao hơn những quốc gia khác.
Edutime đã phải trả lời rất nhiều các câu hỏi của các bậc phụ huynh khi lựa chọn giữa du học, định cư Canada và New Zealand. Ở bài viết này chúng tôi xin chia sẻ về những điểm khác trong cơ hội định cư tại Canada và New Zealand.
1. Du học và định cư tại Canada
Đi đầu trong danh sách định cư cởi mở là đất nước lớn thứ 2 Bắc Mỹ. Sau tốt nghiệp, sinh viên quốc tế được quyền xin giấy phép làm việc (work permit). Và ở lại lao động từ 1 đến 3 năm (phụ thuộc vào độ dài của chương trình học mình từng tham gia).
Đa phần các tỉnh bang ở Canada đều áp dụng chương trình Chỉ định tỉnh bang (Provincal nominees program). Để lựa chọn và trao quyền định cư cho người có đủ phẩm chất và năng lực đóng góp cho nền kinh tế – xã hội nước này. Mỗi vùng có 1 quy định riêng, nhưng nhìn chung bạn phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Nếu được đề cử theo dạng non-Exress Entry:
– Phải nộp đơn qua quá trình dựa trên giấy tờ
– Nếu tỉnh hoặc vùng lãnh thổ thấy bạn đủ chỉ tiêu và đề cử bạn, bạn có thể gửi đơn tới bộ phận Nhập cư, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC)
Nếu được đề cử theo dạng Exress Entry:
– Đáp ứng đủ các yêu cầu của tỉnh bang
– Đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu của chương trình Express Entry
Tuy nhiên, Quebec không áp dụng hình thức Chỉ định tỉnh bang. Nơi này cho phép sinh viên tốt nghiệp thường trú dựa vào Kinh nghiệm Quebec (Québec experience program) khi tốt nghiệp 1 cơ sở giáo dục được chính quyền tỉnh công nhận trong vòng 36 tháng, học tập.
Đặc biệt, bạn sẽ có lợi thế ở lại Canada khi tốt nghiệp và hoạt động trong những ngành nghề sau:
2. Du học và định cư tại New Zealand
Đây cũng là một trong những đất nước cởi mở với người nhập cư nhất thế giới. Sau khi hoàn thành công việc học tập, sinh viên quốc tế có thể làm việc tại New Zealand với thời hạn lên tới 4 năm và hoàn toàn được quyền xin thường trú. Thông thường, các bạn có thể tham khảo các chương trình sau:
Visa di trú tay nghề cao (Skilled Migrant visa)
Visa này thực chất là hệ thống điểm được cấp dựa vào tuổi, kinh nghiệm làm việc, năng lực và chứng minh lao động có kỹ năng. Nếu công việc của bạn thuộc danh sách ngành nghề đang thiếu lao động, khả năng được chấp nhận cũng sẽ cao hơn. Thông thường, người làm đơn phải đạt tối thiểu 100 điểm cho chương trình này.
Định cư nhờ nhóm công việc (Residence from Work Category)
Đây là bản “cập nhật” từ visa làm việc tạm thời lên định cư dài hạn. Để được chấp nhận, bạn cần sinh sống và làm việc tại New Zealand và sở hữu visa Work to Residence trong 2 năm và đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe và nhân phẩm.
Các ngành nghề giúp bạn dễ dàng ở lại New Zealand gồm:
– Xây dựng và Cơ sở hạ tầng: Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng, Kỹ sư điện, Kỹ sư cơ khí
– Kinh doanh/ Tài chính: Kế toán, kiểm toán
– Nông nghiệp, lâm nghiệp
– Dầu khí
– Công nghệ: Kỹ sư phần mềm, Phát triển web, Thiết kế, ICT…
– Y/ Dược: Bác sỹ phẫu thuật, Nha sỹ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên xét nghiệm y khoa, Kỹ thuật viên gây mê, Tâm lý học lâm sàng, Công nghệ sinh học,…
– Công tác xã hội
3. Điểm khác nhau giữa định cư diện tay nghề chọn Canada hay New Zealand
Nhìn vào bảng so sánh trên có thể nhận thấy điều kiện đi định cư diện tay nghề tại Canada hay New Zealand nước nào là dễ hơn.
Mức điểm tối thiểu cần có tại Canada là 67 điểm. Những yêu cầu về nghề nghiệp, bằng cấp, độ tuổi, kinh nghiệm làm việc và khả năng thích nghi với cuộc sống tại Canada đều đơn giản và có thể đáp ứng dễ dàng hơn tại New Zealand.
Ở thời điểm hiện tại Chính phủ Canada cũng đưa ra rất nhiều các chính sách ưu đãi về Visa cho du học sinh Việt Nam. Hãy căn cứ vào khả năng, sở thích và mong muốn của mình để lựa chọn 1 quốc gia thật sự phù hợp.
Để tăng điểm hồ sơ khi xin định cư tại Canada hay New Zealand thì thời gian ở các nước này càng lâu càng tốt. Một chuyến du học sớm sẽ giúp bạn trong cả việc thích nghi với môi trường sống và tăng cơ hội định cư sau này.
Để tìm hiểu về trường lớp, chính sách Visa du học, định cư. Liên hệ tư vấn du học Edutime ngay ngày hôm nay bạn nhé!
>> Xem thêm: Thông tin du học New Zealand 2020 mới nhất
Comments are closed.