Năm 2017, Số lượng người dân nhập cư New Zealand đã tăng tới con số 71.305 vượt qua con số 70.600 của báo cáo năm 2016. Những đương đơn tới New Zealand với Visa thường trú và dài hạn lớn hơn số lượng người rời khỏi New Zeland với tỷ lệ 128.290/56.985 trong 12 tháng gần nhất. Trong tổng số những người đã nhập cảnh thì có tới 56.231 tức là 44% số lượng người nhập cư New Zealand có mối ràng buộc với Auckland.
Là một quốc gia nằm trong nhóm nước phát triển hàng đầu thế giới, New Zealand được xếp vào nhóm các nước đáng để định cư. Đến với New Zealand, bạn sẽ được hưởng một cuộc sống đầy đủ, tiện nghi và chất lượng cao. Hằng năm, New Zealand có lượng lớn người dân tới cư trú, tuy nhiên con đường nhanh nhất và tiện lợi nhất để định cư New Zealand là con đường du học. Hãy cùng Edutime đưa ra một vài lộ trình du học và định cư tại New Zealand.
1. Lộ trình du học tại New Zealand của sinh viên Việt Nam
Để có thể du học New Zealand, sinh viên Việt Nam cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
– Hoàn thành năm nhất Đại học
– Học THPT có thời gian 13 năm tương đương hệ thống giáo dục New Zealand là A Level của Anh hay THPT của Úc.
– Đăng ký chương trình dự bị 1 năm trước khi vào Đại học
Nếu bạn không muốn học 1 năm dự bị Đại học tại Việt Nam, thì có một lộ trình khác phù hợp hơn giúp bạn rút ngắn thời gian học và bằng cấp tương đương:
– Diploma level 5: 1 năm
– Diploma level 5 và 6: 2 năm
– Diploma level 5 đến level 7: 3 năm tương đương Đại học và nếu muốn liên thông hay học nâng cao lên chỉ cần học thêm 1 hay 1,5 năm là có bằng Đại học từ các 1 trong 8 Trường lớn tại New Zealand.
Để tham gia vào lộ trình này, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu:
– Hoàn thành THPT bạn có thể chọn 1 trong 3 lộ trình trên
– Hoàn thành Trung cấp nghề từ 2.5 năm có thể được học từ Diploma level 6
– Nếu hoàn thành chương trình cao đẳng hoặc Đại học ở Việt Nam, bạn có thể vào được level 7 hay năm 2 Đại học tại New Zealand theo chương trình xét miễn giảm tín chỉ.
2. Du học New Zealand học nghề hay học đại học?
Lựa chọn được điểm đến du học lý tưởng là New Zealand nhưng nhiều sinh viên Việt Nam vẫn không biết nên quyết định học nghề hay học đại học. Phân tích những điểm giống và khác nhau của hai hình thức du học này sẽ giúp sinh viên có được lựa chọn phù hợp nhất với chính mình.
Điểm đầu tiên, nổi bật và quan trọng nhất mà chỉ du học sinh tại New Zealand mới có thể cảm nhận đó là dù có bằng nghề hay bằng đại học, họ đều được xem trọng và có cơ hội nghề nghiệp bình đẳng như nhau. Không còn phải giữ tâm lý “bị thua thiệt” so với những sinh viên tại các trường đại học, học viên tại các học viện kỹ nghệ vẫn được đánh giá trên năng lực thực sự của họ và đứng trước rất nhiều cơ hội rộng mở không hề kém cạnh.
Đáng chú ý, tại New Zealand, dù học nghề hay theo đuổi con đường học thuật, sau khi tốt nghiệp, các sinh viên đều có thể tiếp tục học cao lên để lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ. Chính đặc điểm này đã tạo cho những học viên cơ hội trau dồi thêm kỹ năng và chuyên môn, vươn đến đỉnh cao trong lĩnh vực của mình và trở thành những lao động ưu tú, xuất sắc nhất trên thị trường.
Thêm nữa, sinh viên đại học phải chi trả khoản học phí mỗi năm cao hơn so với học viện học nghề. Đó là chưa kể thời gian học đại học thường lâu hơn học nghề nên chi phí tổng cộng để đầu tư cho việc học đại học thậm chí còn cao hơn rất nhiều.
3. Lộ trình định cư sau khi hoàn thành chương trình du học New Zealand
Sinh viên sẽ được cấp thêm Working Visa một năm để ở lại tìm việc, nếu hoàn thành ít nhất Diploma level 5 và 6. Khi bạn có công việc ổn định và có Công ty bảo lãnh thì sẽ xin thêm Working Visa 2 năm. Trong thời gian 2 năm này, bạn có thể nộp tiếp hồ sơ xin thường trú dân. Tổng cộng lộ trình trở thành công dân New Zealand của bạn chỉ mất có 3 năm nếu suôn sẻ.
Khi hoàn thành Diploma level 7, bạn cũng được cấp Working Visa một năm, với trình tự xin như trên. Nếu bạn được Công ty bảo lãnh và vị trí làm việc có địa vị xã hội như quản lý, Head hay Trưởng phòng trở lên ở những ngành nghề ưu tiên định cư thì tổng thời gian bạn trở thành Công dân New Zealand chỉ mất 3 năm.
Khi xin định cư New Zealand vĩnh viễn, bạn sẽ được xét trong các nhóm:
– Di cư có tay nghề (đối với công nhân lành nghề và các chuyên gia).
– Di Dân kinh doanh (cho doanh nhân và các nhà đầu tư).
– Thể loại Gia đinh (đối với gia đình của công dân hoặc cư dân của New Zealand).
Đối với du học sinh, loại xét định cư thuộc nhóm di cư có tay nghề.
4. Quy trình xin định cư New Zealand thuộc nhóm có tay nghề
– Đương đơn đệ trình Đơn bày tỏ Sự quan tâm (EOI) lên Bộ di trú New Zealand.
– Khi được xét duyệt, cần nộp Đơn xin định cư lên Bộ di trú New Zealand.
– Đơn xin định cư sẽ được xét duyệt và đương đơn sẽ được thông báo kết quả cuối cùng. Kết quả có thể thuộc một trong các trường hợp:
– Đương đơn được chấp thuận cho thường trú tại New Zealand.
– Đương đơn được chấp thuận cho visa làm việc tại New Zealand. Visa làm việc là loại Visa tạm thời trong thời gian đợi thường trú.
– Đương đơn bị từ chối.
Đơn bày tỏ Sự quan tâm (EOI)
Để nộp đơn EOI, bạn cần thỏa mãn các yêu cầu:
– Thỏa mãn các điều kiện cơ bản để xin Visa thường trú.
– Đạt trên 100 điểm theo thang điểm di trú New Zealand.
Khi đã đáp ứng được các yêu cầu, đương đơn được đưa vào EOI. Các đương đơn có số điểm trên 140 điểm sẽ được mời nộp Đơn xin định cư lên Bộ di trú New Zealand.
Với những thông tin trên, Edutime hy vọng giúp bạn có thể hiểu thêm về lộ trình du học cũng như định cư tại New Zealand. Cũng như các quốc gia khác, để xét định cư tại New Zealand thì thời gian sinh sống và học tập liên tục của bạn tại New Zealand càng lớn bạn sẽ càng có lợi hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc 1 chuyến du học sớm từ THPT sẽ giúp bạn có cơ hội ở lại New Zealand cao hơn. Chúc các bạn có 1 hành trình du học tuyệt vời tại New Zealand.
Comments are closed.