Kinh nghiệm sống tại Úc dành cho du học sinh Việt Nam

Kinh nghiệm sống rất quan trọng trên con đường học tập tại Úc của chính mình. Bạn phải chuẩn bị những gì và dắt túi những kinh nghiệm hữu ích nào? Cùng du học Edutime tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!

kinh nghiệm sống tại úc dành cho du học sinh việt nam
Kinh nghiệm sống tại Úc dành cho du học sinh Việt Nam

Theo thống kê từ Bộ Giáo Dục của Úc. Trong năm 2019 đã có 8.329.962 du học sinh đăng ký học tại đây. Do đó, nếu đi du học Úc, bạn sẽ gặp được rất nhiều bạn bè từ khắp thế giới. Và số lượng du học sinh đổ đến Úc ngày càng nhiều theo mỗi năm.

1, Kinh nghiệm sống đi lại tại Úc

kinh nghiệm sống đi lại tại úc
Kinh nghiệm sống đi lại tại Úc

Kinh nghiệm sử dụng phương tiện công cộng tại Úc

Là sinh viên, việc sử dụng các phương tiện công cộng hầu như rất hữu ích cho quá trình đi học, đi làm thêm. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng để cập nhật lộ trình và sắp xếp kế hoạch đi lại của chính mình.

Hệ thống giao thông công cộng hiện đại và tiện nghi (có thiết bị điều hòa). Các nhà ga và bến trạm được chăm sóc và giám sát bằng camera quan sát 24 giờ.

Kinh nghiệm đi lại khi sống tại Sydney, Úc: bạn có thể mua thẻ đi lại My Zone Multi theo tuần, theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Thẻ này cho phép bạn đi xe buýt, tàu hỏa và phà không giới hạn trong thành phố và vùng ngoại ô. Ngoài ra nếu bạn chỉ dùng 1 phương tiện thì chỉ cần mua thẻ My zone cho phương tiện đó.

Kinh nghiệm đi lại khi sống tại Melbourne, Úc: Có thể sử dụng Myki- nạp tiền bằng myki money để tiết kiệm tiền trong những chuyến đi đơn lẻ. Vé myki passes rất có lợi cho việc đi lại thường xuyên giữa các vùng cụ thể và có vé tuần, vé tháng hoặc vé quý.

Kinh nghiệm đi lại khi sống tại Brisbane, Úc: Bạn có thể tiết kiệm tiền trong những chuyến đi đơn lẻ ở Brisbane bằng thẻ go card. (thẻ này rẻ hơn 30% so với giá tiền của một vé đơn).

Kinh nghiệm đi lại khi sống tại Adelaide, Úc: Mua vé Interpeak là sinh viên có thể được giảm giá từ 9h sáng đến 3h chiều từ thứ 2 đến thứ 6. Xe buýt miễn phí như Adelaide Metro.

Kinh nghiệm đi lại khi sống tại Perth, Úc: đi miễn phí xe buýt CAT hoặc FTZ.

Kinh nghiệm lấy bằng lái xe khi sống tại Úc

Bạn sẽ không thể cảm nhận hết tinh thần của cuộc sống ở Úc nếu như bạn không lái xe hơi. Úc là một đất nước rộng lớn với diện tích hơn 7 triệu cây số vuông

Ngoài những thành phố là thủ phủ của bang như Perth, Sydney, Melbourne hay Brisbane… Thì ở những thành phố khác dân cư sống rải rác vô cùng thưa thớt.

Vậy nên không dễ để bạn có thể sử dụng những phương tiện công cộng để đi tới những điểm đó. Nếu biết lái xe và có xe, bạn sẽ dễ dàng đi du lịch với chi phí tiết kiệm. Và vô cùng thuận tiện khi di chuyển để làm nhiều công việc khác nhau.

Đủ 16 tuổi là bạn đã có thể thi lấy bằng lái xe ô tô ở Úc. Có 6 bang tại Australia, mỗi bang lại có điểm quy định riêng biệt về quy trình.

Trên lý thuyết, người sống tại Australia muốn lấy được bằng lái xe như bằng lái ở Việt Nam. Thường phải trải qua 3 giai đoạn cơ bản với tổng thời gian 3 năm:

  • Giai đoạn đầu là học lý thuyết – bằng L (Learner Permit).
  • Giai đoạn thứ hai học bằng lái tập sự – bằng P (Probationary License)
  • Và cuối cùng là bằng lái xe hoàn chỉnh – bằng full (Full Driver License).

2, Kinh nghiệm mở tài khoản ngân hàng khi sống tại Úc

kinh nghiệm mở tài khoản ngân hàng khi sống tại úc
Kinh nghiệm mở tài khoản ngân hàng khi sống tại Úc

Tại sao cần mở tài khoản ngân hàng tại Úc ?

Có một tài khoản ngân hàng tại Úc rất là thuận lợi cho bạn. Bạn rất dễ dàng thanh toán học phí, trả tiền thuê nhà hàng tuần, nhận lương từ công việc. Hoặc thậm chí trả cả chi phí đi lại như vé tàu hay các loại phương tiện công cộng. Hoặc trả những khoản tiền khi bạn vui chơi, đi ăn uống, xem phim.

Nếu bạn sử dụng các loại thẻ Master hay Visa do ngân hàng ở Việt Nam phát hành. Bạn sẽ phải chịu 1 khoản phí khổng lồ. Chính vì vậy việc mở tài khoản ngân hàng ở Úc là cần thiết để chi trả chi phí du học Úc.

Kinh nghiệm mở những tài khoản ngân hàng khi sống tại Úc mà sinh viên cần biết

Có 3 loại tài khoản bạn có thể mở là tài khoản giao dịch, tài khoản sinh viên quốc tế và tài khoản ngoại tệ. Tuy nhiên là sinh viên bạn chỉ cần mở tài khoản sinh viên quốc tế.

Với loại tài khoản này bạn vẫn có thể giao dịch bình thường. Và hay được miễn phí duy trì, phí dịch vụ hàng tháng và hàng năm. Các loại ngân hàng phổ biến bạn có thể mở là:

  • Ngân hàng ANZ: Nếu là sinh viên bạn thường sẽ không phải mất phí duy trì. Và chi phí dịch vụ là 5 AUD/ tháng trong năm đầu tiên.
  • NAB (National Australia Bank): Đây là ngân hàng lớn nhất nước Úc ở vùng nào cũng có thể giao dịch được. Nhưng ngân hàng này lại không có dịch vụ dành riêng cho sinh viên. Chính vì vậy bạn sẽ không được miễn phí hoặc ưu đãi trong quá trình sử dụng dịch vụ.
  • Commonwealth Bank of Australia: Phí duy trì là 4 AUD/ tháng. Tuy nhiên là sinh viên được miễn và được tặng thẻ tín dụng trong năm đầu tiên.
  • Westpac Bank Corporation: Tài khoản giao dịch hàng ngày của Westpac miễn phí trong năm đầu tiên. (hoặc hoàn toàn miễn phí nếu bạn là sinh viên học full time). Và đi kèm với thẻ ghi nợ mastercard.

Ngoài 4 ngân hàng lớn này bạn có thể tham khảo thêm một số ngân hàng khác. Như Bendigo, BankSA, Bankwest, St.George và Bank of Queensland.

Lưu ý khi mở tài khoản ngân hàng ở Úc

Nếu bạn là sinh viên quốc tế nên khi mở tài khoản hãy nhớ đăng ký Citibank Plus. Để có thể rút tiền từ tất cả máy ATM của Citibank trên toàn thế giới. Hoặc chuyển tiền quốc tế mà không mất bất kỳ khoản phí nào.

Nên chọn một ngân hàng cung cấp một mạng lưới ATM miễn phí rộng rãi. Để mở tài khoản để đỡ mất phí rút tiền khác ngân hàng. Ví dụ như Bankwest là ngân hàng có mạng lưới cây ATM lớn nhất của Úc với hơn 3.500 ATM Bankwest và Commbank.

3, Kinh nghiệm học tập ở Úc

kinh nghiệm học tập ở úc
Kinh nghiệm học tập ở Úc

Bạn nên chăm chỉ học tập tại Úc

Chăm chỉ học tập là lời khuyên có vẻ hơi thừa. Nhưng thực chất nhiều bạn du học sinh chưa nhận thức được vấn đề này.

Nhiều người khi đi du học bị mất định hướng khi chuyển đến một môi trường mới. Các bạn không xác định được mục đích và mục tiêu đi du học của mình là gì.

Cũng có nhiều người vì quá bị áp lực về kinh tế nên dồn thời gian vào việc đi làm thêm. Mà không chú trọng nhiều đến việc học.

Lời khuyên cho bạn là hãy đặt nhiệm vụ học tập lên hàng đầu. Sau đó mới đến những việc như làm thêm, giao lưu bạn bè…

Ngoài ra việc không chăm học và thiếu thời gian lên lớp có thể ảnh hưởng đến tình trạng Visa của bạn. Việc sở hữu một tấm bằng của Úc với điểm số cao. Sẽ giúp bạn có cơ hội cạnh tranh hơn trong con đường sự nghiệp sau này.

Mua sách giảm giá hoặc tận dụng nguồn sách từ thư viện

Các sách giáo trình ở Úc tương đối đắt và sẽ tốn của bạn một khoản tiền. Hãy tận dụng từ quan hệ quen biết của chính mình. Mua lại sách của anh chị khóa trên hoặc tận dụng cơ hội mượn sách từ các thư viện của trường.

4, Kinh nghiệm trong việc chuyển trường chuyển khóa học khi sống tại Úc

kinh nghiệm trong việc chuyển trường chuyển khóa học khi sống tại úc
Kinh nghiệm trong việc chuyển trường chuyển khóa học khi sống tại Úc

Thực tế có rất nhiều bạn đi du học Úc khi sang đến nơi trải nghiệm học tập phát sinh nhiều vấn đề. Khiến cho bạn phải có quyết định chuyển ngành, chuyển trường học.

Một số lý do khiến du học sinh chuyển ngành, chuyển trường:

  • Muốn học một ngành khác có cơ hội định cư hoặc phát hiện không yêu thích ngành học của mình.
  • Chuyển sang trường ở một khu vực khác có mức học phí vừa phải hơn.
  • Trường có chất lượng đào tạo và support học sinh không tốt.
  • Những lý do cá nhân khác.

Việc chuyển trường và chuyển khóa học là hoàn toàn bình thường khi bạn đi du học ở bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên có một số điểm bạn cần phải lưu ý:

  • Nếu công ty tư vấn du học của bạn có những dịch vụ support rất tốt cho du học sinh. Hãy xin được tư vấn về thủ tục và hướng dẫn chuyển trường
    • Bạn sẽ không hoặc mất rất ít phí chuyển trường. Nếu bạn làm qua các agent khác bạn sẽ phải tốn 1 khoản phí kha khá cho thủ tục này.
    • Bạn sẽ được hướng dẫn các thủ tục và phương án. Làm sao cho không ảnh hưởng đến Visa và quá trình học tập, định cư của bạn sau này.
  • Hệ lụy của việc chuyển trường và ngành theo xu hướng
  • Có thể phải chuyển sang những trường có chất lượng đào tạo kém hơn và mất phí cao hơn
  • Có khả năng bị hủy Visa du học Úc và không thể xin định cư sau này.

5, Kinh nghiệm tìm kiếm việc làm thêm khi sống tại Úc

kinh nghiệm tìm kiếm việc làm thêm khi sống tại úc
Kinh nghiệm tìm kiếm việc làm thêm khi sống tại Úc

Mặc dù chi phí du học Úc không đắt đỏ nếu so với Anh, Mỹ. Tuy nhiên cũng tốn của gia đinh một nguồn tài chính khá lớn. Làm thêm và xin học bổng du học Úc chính là giải pháp hàng đầu của du học sinh.

Trong đó lựa chọn làm thêm khi đi du học Úc có vẻ phổ biến hơn rất nhiều. Bởi không phải bạn nào cũng có 1 nền tảng học tập xuất sắc.

Kinh nghiệm làm những công việc chính thống du học sinh khi sống tại Úc:

  • Bạn có thể làm thêm 40h/ 2 tuần khi ở Úc.
  • Xin giấy phép làm việc (working permit) tại cơ quan Di trú (DMIA).
  • Ký hợp đồng với đơn vị thuê bạn làm thêm
  • Tại đây bạn cũng phải tiến hành đăng ký Mã số Thuế (Tax File Number).
  • Bạn phải đóng thuế thu nhập theo quy định
  • Được trả lương qua tài khoản

Đối với những bạn làm các công việc trả tiền mặt:

  • Thường không phải khai những thủ tục này và Bộ Di Trú cũng không quá khắt khe lắm.
  • Đối với những ai ở Úc hơn 6 tháng. Bạn sẽ được miễn thuế 6.000 AUD đầu tiên của lương đi làm, như những công dân Úc khác.
  • Lưu ý là các nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ đang chờ đánh giá luận án. Thì có thể đi làm không giới hạn thời gian như sinh viên còn đang đi học.

Có thể thấy việc sinh sống và học tập tại Úc cần rất nhiều kinh nghiệm. Bạn hãy chịu khó cập nhật thông tin và mở rộng các mối quan hệ của chính mình. Để có thể thích nghi với cuộc sống ở Úc một cách dễ dàng hơn. Liên hệ ngay Edutime để được tư vấn du học Úc hoàn toàn miễn phí bạn nhé!

Bài viết liên quan

Vì sao nên chọn EDUTIME?

  • Visa thành công đến 99%
  • Là đối tác của 2500+ trường tại hơn 15 quốc gia
  • Tư vấn tận tâm, phù hợp với từng học sinh, sinh viên
  • Xây dựng lộ trình du học phù hợp
  • Hoàn tất hồ sơ xin nhập học, xin visa du học
  • Tư vấn tài chính, chỗ ở, kiến thức địa phương trước khi đi du học
  • Hỗ trợ Visa thăm thân cho phụ huynh
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Đến văn phòng
Gọi trực tiếp
Chat facebook
Chat trên Zalo