Hệ thống giáo dục Mỹ – Nền giáo dục đẳng cấp số 1 thế giới

Hệ thống giáo dục Mỹ được cơ cấu như thế nào và có những thành tựu gì nổi bật? Cùng du học Edutime tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!

hệ thống giáo dục mỹ - nền giáo dục đẳng cấp số 1 thế giới
Hệ thống giáo dục Mỹ – Nền giáo dục đẳng cấp số 1 thế giới

Mỹ được coi là thiên đường của giáo dục, kinh tế và khoa học công nghệ. Mặc dù nền giáo dục học thuật của Mỹ không lâu đời như các quốc gia châu Âu.

Tuy nhiên, với sự phát triển hùng mạnh của kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Nền giáo dục của Mỹ có thể là mơ ước cho tất cả HSSV quốc tế hoặc bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Đất nước Mỹ sở hữu nhiều bằng sáng chế và những ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay.

1, Hệ thống giáo dục Mỹ được xếp hạng ra sao trên thế giới

hệ thống giáo dục mỹ được xếp hạng ra sao trên thế giới
Hệ thống giáo dục Mỹ được xếp hạng ra sao trên thế giới

Không hổ danh là cường quốc về kinh tế và giáo dục trong 100 trường tốt nhất thế giới, có quá nửa đến từ nước Mỹ. Theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng giáo dục toàn cầu như QS World University Rankings và THE World University Rankings.

Nước Mỹ cũng nổi tiếng là quốc gia có hệ thống giáo dục đồ sộ. Có tới hơn 4.500 cơ sở đào tạo giáo dục bậc cao trên toàn nước Mỹ. Và hàng trăm nghìn khóa học chuyên ngành để các bạn lựa chọn.

Top các trường Đại học hàng đầu tại Mỹ và thế giới theo QS Rankings

  • Massachusetts Institute of Technology (MIT) hạng 1 thế giới và tại Mỹ
  • Stanford University hạng 2 thế giới và tại Mỹ
  • Harvard University hạng 3 thế giới và tại Mỹ
  • California Institute of Technology (Caltech) hạng 4 thế giới và tại Mỹ
  • University of Chicago hạng 9 thế giới và hạng 5 tại Mỹ
  • Princeton University hạng 12 thế giới và hạng 6 tại Mỹ
  • University of Pennsylvania hạng 16 thế giới và hạng 7 tại Mỹ
  • Yale University hạng 17 thế giới và hạng 8 tại Mỹ
  • Cornell University hạng 18 thế giới và hạng 9 tại Mỹ
  • Columbia University hạng 19 thế giới và hạng 10 tại Mỹ
  • University of Michigan-Ann Arbor hạng 21 thế giới và hạng 11 tại Mỹ
  • Johns Hopkins University hạng 25 thế giới và hạng 12 tại Mỹ

Đạt thành tích cao nhờ chính sách tự do trong giáo dục

Nếu như các quốc gia khác đưa ra những hệ thống giám sát quản lý chất lượng giáo dục rất khắt khe. HSSV đến trường cũng phải tuân theo những quy chuẩn chặt chẽ từ Bộ giáo dục của quốc gia và các bang.

Tuy nhiên, nước Mỹ tự do lại đưa ra những quy phạm hết sức cởi mở. Chính phủ đề cao sự tự do trong giáo dục và là quyền lợi bình đẳng của mọi người dân. Là một công dân Mỹ bạn có cơ hội học tập với chi phí thấp hơn chỉ khoảng bằng ⅓ – ¼ so với là một công dân quốc tế học tập tại Mỹ.

Chính vì vậy, hệ thống bằng cấp của Mỹ cũng rất linh hoạt. Họ không từ chối bất cứ ai có nhu cầu học tập và phát triển khả năng của bản thân. Bạn có thể dễ dàng học vượt cấp để lấy được 1 bằng cấp của Mỹ.

Điều này không đồng nghĩa nước Mỹ lỏng lẻo trong giáo dục. Và bằng cấp tại Mỹ vẫn sẽ giúp bạn có một cơ hội việc làm ở bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Mà không cần thiết bạn phải tốt nghiệp từ những trường thực sự thuộc hàng TOP như nhiều quốc gia khác.

>> Xem thêm: Du học Mỹ mới nhất về điều kiện. chi phí, học bổng và Visa

2, Hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam có gì khác biệt?

hệ thống giáo dục mỹ và việt nam có gì khác biệt?
Hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam có gì khác biệt?

Sự phát triển hệ thống giáo dục Mỹ các trường tư thục và công lập đối lập với Việt Nam

Nếu như ở Việt Nam hệ thống giáo dục sẽ thực hiện trên nền tảng các trường công lập rất nhiều. Và mặc định rằng giáo dục công lập là giáo dục quốc dân và những trường hàng đầu đều là trường công lập.

Tuy nhiên, hệ thống giáo dục ở Mỹ hoàn toàn ngược lại. Điều này không khẳng định các trường công lập của Mỹ có chất lượng giáo dục không cao.

Mà hầu hết những trường đứng hàng đầu thế giới như Massachusetts Institute of Technology (MIT), Đại học Harvard, Đại học Yale, Princeton University,… Đều là những trường đại học tư thục.

Để có thể thụ hưởng nền giáo dục chất lượng cao ở Mỹ bạn sẽ phải chịu mức học phí tương đối lớn nếu không đạt được học bổng.

Chính vì vậy, phần lớn HSSV quốc tế khi đi du học Mỹ đều phải xây dựng kế hoạch tài chính tương đối chi tiết. Bởi giáo dục chất lượng cao đồng nghĩa với chi phí cũng cao.

Để lựa chọn học trường công hay trường tư tại Mỹ sẽ tùy theo nhu cầu, năng lực của từng bạn. Chúng tôi sẽ có kế hoạch chi tiết và phù hợp nhất.

Giáo dục Mỹ chú trọng phát triển tiềm năng cá nhân

Với phương châm tự do hóa trong giáo dục, HSSV Mỹ không cần phải phát triển theo định hướng của bất kỳ ai. Các bạn được phát triển thoải mái về khả năng và sở thích của chính mình.

Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình học tập và tự nghiên cứu của bạn. Người học sẽ là trung tâm của cả buổi giảng dạy. Các bạn được quyền tự do đưa ý kiến và phản biện về những vấn đề mà các bạn chưa thấy phù hợp.

Hệ thống giáo dục và đào tạo Mỹ theo phương pháp trải nghiệm

Các chương trình đào tạo sẽ hướng tới trải nghiệm thực tế, tránh việc chỉ học theo lý thuyết. Các bạn có thể dễ dàng tham gia những lớp học thực tế. Để có thể có những trải nghiệm cá nhân trong suốt quá trình học tập của mình tại Mỹ.

Điều này cho tới hiện tại vẫn chưa phổ biến ở nước ta. Trong khi mô tuýp giáo dục của Việt Nam khá cũ kỹ và giáo điều, nặng về lý thuyết hơn là thực hành.

Định hướng giáo dục cho người học từ sớm

Với quan điểm tự do về giáo dục, chú trọng phát triển tiềm năng và cá tính cá nhân. Giáo dục Mỹ cũng định hướng và phân loại sớm cho bạn ngay từ các bậc học từ tiểu học.

Bạn được tự do lựa chọn những môn học mình muốn theo đuổi, bên cạnh vài môn học chủ chốt và cốt lõi. Ngay từ tiểu học bạn đã ý thức được mục tiêu cho bản thân, định hướng tương lai. Không vì điểm số đẹp trong bảng thành tích cuối năm.

Điều này giúp cho các bạn xác định được mục tiêu giáo dục và nghề nghiệp tốt hơn khi trưởng thành.

3, Ưu điểm của hệ thống giáo dục Mỹ là gì?

ưu điểm của hệ thống giáo dục mỹ là gì?
Ưu điểm của hệ thống giáo dục Mỹ là gì?
  • Hệ thống bằng cấp của các trường đào tạo tại Mỹ được đánh giá có chất lượng cao và được thế giới công nhận.
  • Sự tự do hóa trong giáo dục và tập trung vào người được đào tạo giúp HSSV được phát triển toàn diện hơn.
  • Hệ thống giáo dục được xây dựng để đem đến sự lựa chọn phù hợp với nhiều sinh viên. Chương trình luôn được hoàn thiện và hướng đến sự linh hoạt, mang lại sự thoải mái cho người học.
  • Mặc dù giáo dục tại Mỹ đắt đỏ, tuy nhiên chi phí đào tạo cũng rất đa dạng. Bạn hoàn toàn có thể tìm được các khóa học có giá từ 10,000 – 50,000 USD. Bạn cũng có thể tìm kiếm các suất học bổng từ 10 – 100% học phí tương đối dễ dàng tại Mỹ.

>> Xem thêm: Tổng chi phí du học Mỹ mới nhất và bài toán giảm áp lực tài chính

4, Chi tiết về hệ thống giáo dục Mỹ

chi tiết về hệ thống giáo dục mỹ
Chi tiết về hệ thống giáo dục Mỹ

Hệ thống giáo dục Mỹ sẽ phân chia thành các cấp: trước tiểu học, tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học, sau đại học và chương trình học nghề cao đẳng cộng đồng, chương trình dự bị và chứng chỉ ngắn hạn. Cùng chúng tôi tìm hiểu đặc điểm các cấp học như sau:

Hệ thống giáo dục Mỹ bậc tiểu học và trung học

Bậc tiểu học và trung học ở Mỹ thường kéo dài từ lớp 1 đến lớp 12. Tại các trường Công lập, công dân Mỹ được miễn học phí cho bậc học này.

  • Giáo dục tiểu học từ lớp 1 – lớp 5
  • Giáo dục trung học gồm middle high school từ lớp 6 – lớp 8
  • Giáo dục trung học phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12.

Điều kiện để du học Mỹ bậc trung học:

  • Thông thường các bạn sẽ đi du học từ trung học trở đi.
  • Các trường ở Mỹ thường sẽ nhận học sinh từ lớp 7 trở đi.
  • Phần lớn các bạn đi du học ở lứa tuổi này chủ yếu là sẽ học trường tư.
  • Các bạn cũng có thể học trường THPT công lập theo diện trao đổi 1 năm.
  • yêu cầu GPA điểm trung bình những năm gần nhất từ 6.5 trở lên (một số trường xét điểm toán và điểm tiếng Anh)
  • Không yêu cầu IELTS, TOEFL ở lứa tuổi trung học trở xuống nhưng phải vượt qua bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào của trường, hoặc làm bài thi ELTIs.

Các môn học trong hệ thống giáo dục Mỹ ở bậc THPT

  • Học sinh sẽ lựa chọn những môn học tự chọn không bắt buộc (elective courses), song song với các môn bắt buộc (required/core classes).
  • Các môn học bắt buộc phổ biến ở hầu hết các trường là English/Literature (Văn học), Mathematics (Toán học), Science (Khoa học), Physical (Vật lý)…
  • Các môn học tự chọn được thoải mái về giờ học, lớp học, giáo viên. một số môn học tự chọn phổ biến là PE (Thể dục), Foreign Language (Ngoại ngữ), Computer (Tin học), hay Art (Nghệ thuật).

Để được vào các trường đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ các bạn phải có:

  • Ít nhất 2 năm học trung học ở Mỹ lớp 11 và lớp 12 để có thể lấy bằng THPT ở đây.
  • Theo đó nếu bạn chỉ học 1 năm thì không đủ điều kiện để lấy bằng THPT ở Mỹ và xét tuyển vào đại học. Điều này đồng nghĩa với việc đi du học Mỹ từ lớp 12 chương trình trao đổi 1 năm là không nên vì có thể gián đoạn học tập. Chính vì vậy nếu ở tuổi này bạn có thể học chương trình dự bị để có thể vào các trường đại học ở Mỹ.
  • Một cách khác nếu bạn không hoàn thành đủ điều kiện để lấy bằng THPT ở Mỹ thì bạn phải có bằng SAT hoặc tham gia kỳ thi chuẩn hóa AP để có thể xét tuyển vào các trường đại học tại Mỹ.

>> Xem thêm: Du học Mỹ bậc trung học THPT dành cho học sinh cấp 3

Du học Mỹ bậc đại học và các mô hình trường học phổ biến

Sau khi lấy bằng THPT ở Mỹ bạn có thể có 3 lựa chọn sau:

  • học cao đẳng cộng đồng 2 năm sau đó học tiếp 2 năm để lấy bằng Đại học
  • Học tại các trường College
  • Học tại các trường đại học lấy bằng Bachelor degree (4 năm).

Hệ thống giáo dục Mỹ chương trình cao đẳng cộng đồng (Community College)

  • Tiết kiệm chi phí học phí chỉ từ 10,000 – 15,000 USD/ năm.
  • Học xong có thể ra đi làm luôn, khi nào có đủ kinh phí có thể quay lại học lấy bằng đại học cũng được.
  • Điều kiện apply dễ thở hơn: chỉ cần học xong lớp 11 trở lên, GPA từ 6.5 trở lên, IELTS tương đương khoảng 5.0 – 5.5 là có thể lựa chọn được 1 chương trình phù hợp.

Hệ thống giáo dục Mỹ các trường College

  • Các trường này cũng có dạy các chương trình cấp bằng cử nhân.
  • Tuy nhiên các trường College không dạy các chương trình sau đại học
  • Ưu điểm học phí dễ thở chỉ khoảng 15,000 – 20,000 USD/ năm. Cũng có trường mắc hơn tùy theo chất lượng và ranking của trường.
  • Điều kiện đầu vào cũng đa dạng GPA từ 6.5 trở lên, IELTS từ 6.0 trở lên là có thể thoải mái lựa chọn. Trường ranking cao thì càng đòi hỏi điều kiện cao và khắt khe.

Hệ thống giáo dục Mỹ các trường Đại học

  • Chương trình đào tạo trải dài từ dự bị đại học, cử nhân, sau đại học tiến sĩ, thạc sĩ hoặc sau tiến sĩ.
  • Một số trường University cũng có nhiều trường College trực thuộc như Đại học Harvard chẳng hạn.
  • Các trường University sẽ có nhiều ngành hơn để bạn lựa chọn.
  • Học phí thì đa dạng từ 10,000 – 50,000 USD/ năm. Trường càng ranking cao thì học phí càng mắc. Tuy nhiên, bạn có thể phấn đấu giành học bổng để giảm thiểu chi phí học tập của mình.
  • Điều kiện đầu vào cũng đa dạng GPA từ 6.5 trở lên, IELTS từ 6.0 trở lên là có thể thoải mái lựa chọn. Trường ranking cao thì càng đòi hỏi điều kiện cao và khắt khe. Những trường trong TOP 100 toàn nước Mỹ thì thường sẽ yêu cầu thêm SAT 1 và SAT 2. Các khóa học sau đại học có những khóa còn yêu cầu cả kinh nghiệm làm việc và điểm GMAT, GRE.
  • Thông thường, ứng viên cần có điểm GRE (Graduate Record Examination) hoặc GMAT (Graduate Management Admission Test). Để apply 1 chương trình sau đại học tại Mỹ.

Trên đây là một số bậc học phổ biến HSSV Việt Nam hay tìm hiểu khi đi du học Mỹ. Ở những bậc học cao hơn sẽ có những yêu cầu khác. Vui lòng liên hệ với Du học Edutime để được tư vấn chi tiết bạn nhé!

>> Xem thêm: Điều kiện du học Mỹ cập nhật mới nhất

5, Một số câu hỏi về hệ thống giáo dục Mỹ

một số câu hỏi về hệ thống giáo dục mỹ
Một số câu hỏi về hệ thống giáo dục Mỹ

HSSV Việt Nam thường học bậc học nào và chuyên ngành nào trong hệ thống giáo dục Mỹ?

Hiện nay, du học sinh Việt Nam qua Mỹ học đa dạng các chuyên ngành. Các bạn có thể lựa chọn về kinh tế, tài chính, ngân hàng, marketing, truyền thông, khối ngành STEM, luật, y dược,…

Một số lộ trình phổ biến cho du học sinh Việt Nam có thể kể đến như:

  • Học hết lớp 11 qua học các chương trình cao đẳng cộng đồng 2 năm. Sau đó học tiếp 2 năm để lấy bằng đại học để tiết kiệm chi phí
  • Học trung học phổ thông Mỹ sau đó lấy bằng THPT và apply vào 1 trường đại học tại Mỹ.
  • Du học sinh qua học các chương trình sau đại học tại Mỹ

Ở Mỹ có chương trình ưu tiên định cư và yêu cầu làm thêm như thế nào?

Một thực tế là bạn không được làm thêm thoải mái khi đi du học Mỹ. Bởi quốc gia này không khuyến khích sinh viên làm thêm trong thời gian học.

Các bạn được phép làm 20h/ tuần trong thời gian học và fulltime trong kỳ nghỉ. Nhưng lại chỉ được làm các công việc làm thêm trong trường.

Nước Mỹ cũng không có những ưu tiên về định cư như Canada hay Úc. Bạn chỉ được phép ở lại 1 năm để tìm kiếm và làm việc tại Mỹ. Thay vì 3 – 6 năm như ở Úc hay 2 – 3 năm như ở Canada.

Tuy nhiên, nếu bạn theo học các khóa học ngành STEM (nhóm ngành về khoa học). Thì bạn được phép ở lại đến 3 năm để tìm kiếm công việc và làm thêm ở Mỹ. Chính vì vậy, con đường định cư sau du học tại Mỹ cũng khá gian nan chứ không đơn giản.

Với chương trình đào tạo chất lượng, nền giáo dục hàng đầu. Nước Mỹ chưa bao giờ mất vị thế thu hút HSSN quốc tế trong nhiều năm trở lại đây.

Mặc dù mức chi phí học tập và sinh hoạt tại Mỹ tương đối đắt đỏ. Nhưng quốc gia này cũng nổi tiếng hào phóng về học bổng du học Mỹ dành cho HSSV quốc tế.

Nếu bạn đang tìm hiểu về hệ thống giáo dục Mỹ và có nhiều câu hỏi cần được giải đáp. Liên hệ du học Edutime ngay ngày hôm nay để được tư vấn miễn phí bạn nhé!

>> Xem thêm: Thông tin du học Mỹ cập nhật mới nhất và đầy đủ nhất

Vì sao nên chọn EDUTIME?

  • Visa thành công đến 99%
  • Là đối tác của 2500+ trường tại hơn 15 quốc gia
  • Tư vấn tận tâm, phù hợp với từng học sinh, sinh viên
  • Xây dựng lộ trình du học phù hợp
  • Hoàn tất hồ sơ xin nhập học, xin visa du học
  • Tư vấn tài chính, chỗ ở, kiến thức địa phương trước khi đi du học
  • Hỗ trợ Visa thăm thân cho phụ huynh
TƯ VẤN MIỄN PHÍ