Bạn cần phải biết những gì nếu muốn thành công với ngành Logistics

Với sự bùng nổ mạnh mẽ của dịch vụ giao thương, trao đổi hàng hóa nội địa và quốc tế, Logistics (dịch vụ hậu cần) đang dần trở thành một ngành công nghiệp “hot” hơn bao giờ hết.  hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển ở nước ngoài cũng như tại Việt Nam. Với xu hướng như thế việc du học với ngành Logistics lại càng được các bạn lực chọn. Vậy Logistics là gì? Tại sao chúng ta nên học ngành này? Bạn sẽ lựa chọn học ở đâu Anh, Úc, Mỹ, Canada, Singapore, Hà Lan hay quốc gia nào khác? Cùng du học Edutime khám phá qua bài viết sau nếu bạn muốn thành công với ngành Logistics nhé!

Bạn cần phải biết những gì nếu muốn thành công với ngành Logistics

1. Logistics là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất ngành Logistics chính là dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người tiêu dùng. Những đơn vị, công ty Logistics sẽ phải lên kế hoạch cụ thể và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ theo yêu cầu mà khách hàng đặt ra.

Mọi công ty làm trong lĩnh vực Logistics đều phải cố gắng thay đổi chính mình và luôn chú trọng đến các yếu tố sau để tăng năng lực cạnh tranh của công ty như: số lượng, chất lượng, thời gian và cuối cùng là giá cả dịch vụ.

Chức năng của ngành Logistics không chỉ là giao nhận, vận tải mà còn bao gồm các hoạt động khác như kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng… Nếu làm tốt về Logistics, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho công ty.

2. Học Logistics là học gì?
Đối với các trường dạy các ngành Logistics theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên được học chuyên sâu về cách vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ của hàng hóa với nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển.

Đồng thời, ngành này cũng được học những kiến thức marketing quốc tế, quản trị chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải một cách tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.

Cụ thể hơn, về kiến thức chuyên ngành, sinh viên được biết chuyên sâu về kinh tế Logistics, quản trị nhân sự, luật vận tải, quản trị Logistics, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức, nghiệp vụ tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức.

3. Học Logistics cần có những kỹ năng gì?

Kỹ năng toán học định lượng trong Logistics
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong ngành Logistics chính là dữ liệu. Các công ty phải dựa vào dữ liệu để đánh giá hiệu suất hay xác định vấn đề. Nhiệm vụ thu thập và giải thích dữ liệu đòi hỏi bạn phải quyen thuộc với hệ thống Logistics, công việc lập kế hoạch, quản lý dữ liệu và ứng dụng các phương pháp thống kê. Hiển nhiên, công nghệ máy tính thời nay hỗ trợ một phần rất lớn trong công cuộc thu thập và xử lý dữ liệu, nhưng vẫn không thể thiếu trí tuệ của con người trong việc phân tích chúng và lập kế hoạch phù hợp. Những công việc thuộc nhóm xử dụng nhiều toán học trong ngành Logistics bao gồm: Chuyên viên phân tích, Kỹ sư Logistics, Quản lý tồn kho.

Kỹ năng xã hội trong Logistics
Không có gì đáng ngạc nhiên khi mà trong một nền công nghiệp đặt nặng những con số như Logistics, kỹ năng xã hội vẫn vô cùng được coi trọng. Các công ty Logistics phải phụ thuộc rất nhiều vào mối liên kết giữa các bộ phận để xác định khi có vấn đề phát sinh và kịp thời xử lý. Các nhà phân tích sau khi tìm ra đường lối giải quyết phải có khả năng truyền đạt phương án đó cho nhân viên, nhân viên bán hàng phải liên lạc với các nhà phân tích và giải thích phương án đó cho khách hàng. Đối với một công ty, mối liên hệ với khách hàng rất quan trọng, và các quan hệ nội bộ trong công ty đóng góp một phần không nhỏ trong việc duy trì mối liên hệ đó. Các công việc cần kỹ năng xã hội cao bao gồm: Chuyên viên phân tích, Tư vấn viên, Quản lý, Nhân viên bán hàng, Chuyên viên dịch vụ khách hàng.

Kỹ năng kinh doanh quốc tế trong Logistics
Rất nhiều quốc gia có thị trường tiêu dùng lớn và đa dạng, nhưng để các sản phẩm có thể tấn công các thị trường mong muốn, các doanh nghiệp phải dựa vào mạng lưới thương mại quốc tế rộng lớn. Ngày nay, sản phẩm được mua tại quốc gia này có thể có nguồn gốc từ một (hoặc nhiều) quốc gia khác. Các công ty đều phải nhờ đến chuyên gia quen thuộc cũng như nắm rõ sự thay đổi luật lệ và quy định hải quan quốc tế (kiến thức về ngân hàng quốc tế cũng là một điểm cộng lớn). Thông thường, đây là các kiến thức cơ bản của các chuyên viên xuất nhập khẩu đã phát triển mối quan hệ kinh doanh với các khách hàng và đối tác nước ngoài. Ngoài ra, các kiến thức khác về kinh doanh quốc tế cũng vô cùng quan trọng. Các công việc phù hợp với kỹ năng này bao gồm: Chuyên viên xuất nhập khẩu, Tư vấn viên, Quản lý vận tải, Quản lý Logistics quốc tế.

Kỹ năng quản lý trong ngành Logistics 
Gần như tất cả các vị trí cao nhất trong ngành Logistics đều có yêu cầu về kỹ năng quản lý. Các tư vấn viên làm việc với khách hàng về những vấn đề cụ thể phải có khả năng quản lý các mối quan hệ với khách hàng cũng như nhân viên làm việc trong dự án; chuyên viên kiểm kê phải quản lý tồn kho và phân phối hàng hóa; chuyên viên chăm sóc khách hàng phải quản lý các mối quan hệ giữa nhân viên bán hàng và khách hàng. Cho dù là quản lý về con người hay hàng hóa, ngành Logistics và vận tải cũng có đa dạng nghề nghiệp thuộc kỹ năng này.

Mix-And-Match 
Trong thực tế, bất cứ một ngành nghề nào cũng khó mà tách bạch ra từng kỹ năng cần thiết, Logistics cũng không phải ngoại lệ. Chuyên gia phân tích chủ yếu làm việc với những con số, nhưng vẫn cần có kỹ năng giao tiếp để truyền đạt thông tin. Nhân viên kiểm kê không chỉ cần quản lý hàng hóa mà còn phải quản lý những người liên quan đến hàng hóa đó. Như vậy, không chỉ cần có các kỹ năng chuyên môn, những người làm việc trong lĩnh vực Logistics còn phải phối hợp nhiều loại kỹ năng khác nhau để hoàn thành tốt công việc của mình và hợp tác với người khác.

4. Thu nhập của ngành Logistics ra sao?
Dưới đây là danh sách tổng hợp mức lương một số ngành Logistics của 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ (Fortune 500). Các công ty lớn luôn sẵn lòng trả mức lương xứng đáng cho những chuyên viên giỏi giúp họ hoạt động tốt hơn trong các thị trường lớn.

Bạn cần phải biết những gì nếu muốn thành công với ngành Logistics

Bên cạnh đó, các chuyên gia làm việc trong ngành Logistics tại các công ty lớn có thể nhận được nhiều trợ cấp về sức khỏe hay tài chính.

Một điều cần chú ý là ngoài những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, hiện tại ngành Logistics đang ngày càng phát triển, làm xuất hiện thêm nhiều ngành nghề phù hợp hơn với các sinh viên mới tốt nghiệp.

5. Du học ngành Logistics học ở đâu cho phù hợp?
Hiện nay bạn có thể học ngành Logistics ở bất cứ quốc gia nào mà bạn yêu thích và cảm thấy phù hợp với bản thân như Anh, Úc, Mỹ, Canada, Hà Lan, Singapore,… Việc lựa chọn quốc gia bạn theo học sẽ tuân theo sở thích của bản thân, chính sách Visa quốc gia đó liệu có dễ dàng, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao. 

Vì vậy để đưa ra 1 lộ trình phù hợp và 1 quốc gia phù hợp với bạn không phải là điều dễ dàng, tại sao không liên hệ và nhờ đến sự trợ giúp của du học Edutime ngay ngày hôm nay bạn nhỉ?

Bài viết liên quan

Vì sao nên chọn EDUTIME?

  • Visa thành công đến 99%
  • Là đối tác của 2500+ trường tại hơn 15 quốc gia
  • Tư vấn tận tâm, phù hợp với từng học sinh, sinh viên
  • Xây dựng lộ trình du học phù hợp
  • Hoàn tất hồ sơ xin nhập học, xin visa du học
  • Tư vấn tài chính, chỗ ở, kiến thức địa phương trước khi đi du học
  • Hỗ trợ Visa thăm thân cho phụ huynh
TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Comments are closed.

Đến văn phòng
Gọi trực tiếp
Chat facebook
Chat trên Zalo