Việc xin Visa du học Úc trong những năm gần đây đã thay đổi rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bạn trẻ có ước mơ chinh phục đỉnh cao tri thức tại xứ sở chuột túi xinh đẹp. Bộ di trú đã tăng số lượng trường Đại học, Cao đẳng và Học viện vào danh sách được xét Visa ưu tiên. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn du học sinh nào cũng đủ điều kiện và may mắn để xin Visa du học Úc thành công. Vậy làm thế nào khi bạn bị đánh trượt Visa du học Úc, có nên nộp hồ sơ xin Visa lại và thời điểm nào sẽ phù hợp cho bạn? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Tại sao bạn bị đánh trượt Visa du học Úc
Có hàng tá những lý do khiến bạn bị Lãnh sự quán đánh trượt Visa du học, tuy nhiên có 7 lý do chính khiến các bạn du học sinh Việt Nam ngậm ngùi nhận kết quả như sau:
Lộ trình học tập không phù hợp
Tính từ tháng 7/2014 tới tháng 6 năm 2015, Bộ Nhập cư và Bảo vệ biên giới của Australia DIBP đã từ chối 11.000 visa du học của “non-genuine students” – những du học sinh được cho là không có mục đích học tập thật sự, tăng 30% so với cùng kỳ trước đó, cao nhất trong mấy năm trở lại đây. Du học sinh Việt Nam đứng thứ 4 trong bảng danh sách bị từ chối Visa
Du học Úc mà không làm rõ lộ trình học tập thì sẽ trượt Visa. Lộ trình học tập được hiểu là trước đây + hiện nay + sắp tới bạn đã, đang và sẽ học gì? Lộ trình này có logic không? Có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn không? Có khả thi so với học lực của bạn không? Có lãng phí thời gian không? Có thể hiện bạn có mục tiêu rõ ràng và định hướng rõ ràng không?… Một lộ trình học tập không hợp lý đồng nghĩa với động cơ du học không rõ ràng, ẩn chưa các mục tiêu khác ngoài du học, đồng nghĩa với kế hoạch học tập không khả thi. Và đương nhiên bạn sẽ bị từ chối Visa.
Không hoàn chỉnh yêu cầu hồ sơ và quy trình làm Visa
Hầu hết với những bạn lần đầu tiên tự làm Visa du học Úc sẽ gặp “bỡ ngỡ” trong quá trình làm hồ sơ. Bạn cần biết Visa du học Úc có những loại nào, thời hạn của nó bao lâu cũng như những thay đổi trong luật Visa du học Úc.
Để đủ điều kiện xin Visa, sinh viên phải được ít nhất một cơ sở đào tạo của Úc chấp nhận và cấp thư mời. Cùng với đó, bạn cũng phải đáp ứng các yêu cầu của trường về điểm GPA, trình độ tiếng Anh, điều kiện tài chính, đủ sức khỏe cũng như có nhân thân tốt. Và quan trọng, bạn phải hoàn thành đầy đủ những yêu cầu hồ sơ mà bộ Di trú đưa ra.
Ngoài ra, nếu sinh viên tự tin với trình độ tiếng Anh và sự hiểu biết của mình, có thể vào trực tiếp trang web của bộ di trú Úc để tìm hiểu quy trình hồ sơ. Tuy nhiên, sẽ là khó khăn khá lớn nếu bạn chưa thực sự thành thạo tiếng Anh vào sợ mạo hiểm cho một quyết định lớn trong cuộc đời như thế này.
Để tránh tình trạng này, việc lựa chọn 1 công ty tư vấn du học uy tín để giúp đỡ bạn trong khâu chuẩn bị hồ sơ là vô cùng quan trọng.
Giả mạo hoặc che giấu thông tin
Nhiều học sinh vì không đáp ứng đủ các yêu cầu về hồ sơ (như không đủ điểm GPA, IELTS,…) hay lịch sử gia đình có những nhân thân (hoặc bản thân) có tiền án tiền sự, hoạt động không tốt,… và vì thế, nhiều trường hợp đã làm giả các giấy tờ cá nhân hoặc che giấu các sự thật của mình. Đây là lí do quan trọng khiến Lãnh sự từ chối hồ sơ Visa của bạn.
Bạn nên tìm hiểu kỹ nếu mình không may lỡ dính những trường hợp xấu trên, có nên nộp hồ sơ không để tránh những kết quả đáng tiếc. Nếu trong trường hợp rủi ro nhất, bạn có thể lựa chọn các chương trình học chuyển tiếp sang 1 quốc gia khác sau đó quay lại Úc.
Hồ sơ tài chính không tốt
Có đủ điều kiện tài chính là điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn du học Úc tự túc. Cho dù trường bạn định học không yêu cầu chứng minh tài chính đi chăng nữa, nhưng khi lãnh sự quán phỏng vấn bạn, bạn vẫn hoàn toàn có thể bị rớt Visa nếu tài chính gia đình quá yếu.
Sử dụng bảo lãnh của người thân bên nước ngoài rất rủi ro trong xin Visa. Lý do vì các quốc gia muốn bạn đi du học và mang ngoại tệ sang đó; chứ không phải là sử dụng nguồn tài chính tại nước đó để học tập. Không được phép thể hiện trong hồ sơ là tôi sẽ đi làm thêm, tôi có người nhà bên đó hỗ trợ tài chính… Ngoài ra, cá nhân đứng ra bảo lãnh nếu có vấn đề về thuế và nguồn gốc thu nhập, nợ chưa thanh toán… thì hồ sơ chứng minh tài chính sẽ bị mất điểm. Hồ sơ chứng minh tài chính du học Úc trong mọi trường hợp vẫn nên chứng minh bằng nguồn tài chính cung cấp từ Việt Nam. Các trường hợp rủi ro cao khi nghề nghiệp của bố mẹ không ổn định, gia đình không làm rõ được thu nhập ổn định hàng tháng… Tuy vậy, cũng không nên lo lắng quá về chứng minh tài chính. Hãy dành ra tối thiểu 3 tháng để chuẩn bị cho hồ sơ này. Hồ sơ sẽ tốt hơn nếu đáp ứng vượt yêu cầu của lãnh sự quán.
Trả lời phỏng vấn không tốt
Hầu hết hiện nay, các hồ sơ ở các tỉnh lẻ ngoài Hà Nội và Hồ Chí Minh đều sẽ bị phỏng vấn qua điện thoại. Vì vậy, nếu bạn không tìm hiểu thật kỹ về khóa học, sự lựa chọn của bạn hay các câu hỏi liên quan khác, bạn sẽ rất khó có thể vượt qua vòng phỏng vấn khó nhằn của nhân viên Đại Sứ Quán. Vì vậy, để đạt được visa, các bạn cần tự tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan đến khóa học của bạn, kế hoạch học tập, kế hoạch cho tương lai, khóa học phù hợp với bạn như thế nào và rất nhiều câu hỏi liên quan khác.
Không có động lực học rõ ràng
Bạn không chứng minh được động lực học tập của mình khi du học Úc: như không biết mục đích học tập, không tìm hiểu kỹ về ngôi trường và quốc gia mình sắp theo học, không xác định được ý định khi quay trở về Việt Nam,… là một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều học sinh rớt visa Úc hiện nay.
Các địa phương thuộc diện Visa khó
Những sinh viên có hộ khẩu ở các tỉnh như Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,… sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi xin Visa du học Úc vì lãnh sự sẽ xem xét kĩ hơn về khả năng học tập, điều kiện tài chính, động lực học tập của các bạn. Chính vì thế, sinh viên có hộ khẩu ở những tỉnh này cần có hồ sơ xin visa “đẹp”, đầy đủ để con đường nắm bắt Visa du học Úc trở nên ngắn hơn.
2. Bạn có nên nộp hồ sơ xin Visa du học Úc lại khi bị trượt và nên nộp vào thời điểm nào?
Trong hầu hết các trường hợp bạn nên xin Visa khi bị từ chối, nhưng kèm vào đó là phải có những giải trình phù hợp với những thắc mắc của nhân viên lãnh sự. Không phải trường hợp nào xin Visa lại cũng đạt Visa du học Úc, tuy nhiên hãy cố gắng hết sức trong khả năng của mình để thực hiện ước mơ du học Úc.
Trường hợp xin Visa tạm thời như Visa du học, du lịch…
Đương đơn không thể xin phúc khảo lại mà phải làm lại hồ sơ từ đầu và xin phỏng vấn lại. Thông thường khi Visa bị từ chối đương đơn sẽ có thư của viên lãnh sự vì lý do gì hồ sơ bị từ chối, không đạt ở chỗ nào. Tuy nhiên, lý do thường mang tính chất chung chung, không nêu rõ khía cạnh lỗi hoặc thiếu sót cụ thể.
Với trường hợp lý do bị từ chối Visa đương đơn cảm thấy không thỏa đáng, đương đơn có thể làm hồ sơ lại từ đầu và nộp xin Visa lại kèm theo lá thư giải trình vì sao đương đơn thấy lý do bị từ chối Visa lần trước là không thỏa đáng.
Với trường hợp lý do bị từ chối Visa đương đơn cảm thấy thỏa đáng hoặc viên chức lãnh sự đã khẳng định rõ trong thư từ chối là họ không bằng lòng về vấn đề gì của hồ sơ dẫn đến quyết định từ chối là điều đúng đắn thì đương đơn không nên xin tái phỏng vấn lại nữa cho đến khi đương đơn đã có những nhân tố mới có thể làm thay đổi được quyết định của viên chức lãnh sự. Nếu mọi thứ đều được xác thực và vấn đề được giải quyết thì đương đơn sẽ được cấp Visa cho lần nộp hồ sơ sau.
Trường hợp xin Visa định cư (diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình)
Khi bị từ chối Visa, đương đơn không cần phải làm lại hồ sơ mà người nhà của đương đơn ở nước ngoài sẽ khiếu nại lên tòa án xem xét lại quyết định của viên chức lãnh sự tại Việt Nam. Thời gian khiếu nại sẽ từ 60 đến 90 ngày.
Bao lâu thì được phép nộp lại hồ sơ xin Visa sau khi bị trượt?
Không có một qui định nào về việc phải cách bao nhiêu thời gian thì đương đơn mới được nộp lại Visa. Nhưng để lần nộp sau chắc chắn có được Visa đương đơn nên tìm hiểu kỹ lý do bị từ chối và khắc phụ việc đó rồi mới nộp đơn lại.
3. Một số TIPS khiến hồ sơ xin Visa du học Úc của bạn hấp dẫn hơn trong mắt nhân viên Lãnh sự
Sắp xếp nộp hồ sơ giấy tờ đầy đủ và theo đúng thứ tự được hướng dẫn
Không làm bất cứ giấy tờ giả nào: Điểm của bạn chỉ 5.5? Không lo, vì có trường nhận học sinh 5.5 vào học, bạn tuyệt đối không làm hồ sơ giả, vì như vậy là tự đẩy bạn vào ngõ cụt.
Chỉ du học khi bạn có đủ tài chính. Cần phải có khả năng chứng minh được năng lực tài chính theo cách nào đó: sổ tiết kiệm, bất động sản, thu nhập…
Xây dựng kế hoạch tài chính và học tập thật chi tiết và hợp lý để bạn có thể thoải mái trong thời gian du học, không bị áp lực tài chính đè nặng trong thời gian học tập.
Đừng đi du học khi mục đích không phải là du học: Khi bạn bỏ học hay trốn học là khi bạn bắt đầu cuộc sống bất hợp pháp ở nước ngoài.
Tìm đến các công ty tư vấn du học nghiêm túc: là một sự lựa chọn tốt nếu các bạn cần hỗ trợ về kiến thức, thủ tục du học,…. Các bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn những thông tin chính xác nhất về trường lớp ngành học phù hợp với bản thân. Thậm chí những thủ tục và khó khăn trong quãng thời giạn du học cũng sẽ dễ dàng hơn khi có công ty du học đứng ra trợ giúp, là cầu nối giữa trường học và sinh viên.
Việc chuẩn bị hồ sơn xin Visa du học Úc sẽ tốn của các bạn du học sinh rất nhiều thời gian, nếu các bạn không có kế hoạch từ trước và tiếp nhận được sự tư vấn đúng đắn từ các đơn vị tư vấn du học. Nếu bạn không may mắn sở hữu Visa du học Úc ngay lần đầu tiên, bạn hoàn toàn có thể hoàn thiện lại hồ sơ để xin Visa du học Úc 1 lần nữa. Tuy nhiên, nếu nước Úc vẫn chưa chào đón bạn, hãy cứ kiên định với con đường du học của mình, bởi Edutime sẽ đưa ra cho bạn rất nhiều lộ trình giúp bạn chinh phục nước Úc như: du học chuyển tiếp qua Thái Lan, Singapore, Philippines, Síp hay Malta,… Đây là những quốc gia mở cửa với du học sinh Việt Nam với điều kiện xét duyệt Visa đơn giản hơn. Sau khi học từ 1 – 2 năm tại đây, bạn có thể lựa chọn chuyển tiếp sang trường phù hợp tại Anh, Úc, Mỹ để lấy bằng của những quốc gia này.