Lưu ý để không mắc sai lầm khi nộp Post – Graduate Work Permit

Bạn có biết lực lượng lao động Canada ngày càng dựa nhiều vào di dân có học vấn cao. Canada có tỷ lệ tốt nghiệp cao đẳng, đại học cao nhất trong số các nước đã phát triển. Một phần vì những di dân gần đây có trình độ học vấn cao.

Tỷ lệ di dân có có bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ cao gấp đôi so với người dân tại Canada. Với chính sách mở cửa dành cho di dân đặc biệt là du học sinh học tại Canada có mong muốn ở lại làm việc và định cư.

lưu ý để không mắc sai lầm khi nộp post - graduate work permit
Lưu ý để không mắc sai lầm khi nộp Post – Graduate Work Permit

Tuy nhiên, rất nhiều du học sinh trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp gặp những khó khăn trong vấn đề thủ tục tại Canada. Ở bài viết này du học Edutime xin trích chia sẻ của 1 bạn du học sinh Canada – bài viết được đăng trong Hội du học sinh Canada của bạn Linh. 

Do bản thân không chịu tìm hiểu kỹ thông tin. Mà mình có những lầm tưởng và mắc nhiều sai lầm không đáng có, vừa tốn tiền vừa tốn thời gian. Bài viết này dành cho các bạn:

  • Đang theo học tại Canada dưới Study Permit, chuẩn bị tốt nghiệp và xin Post-Graduate Work Permit (PGWP).
  • Đang theo học tại Canada dưới Study Permit, có ý định kết hôn và đón vợ qua Canada trong thời gian tới.
  • Đang sinh sống tại Canada dưới PGWP, có ý định kết hôn và vợ qua Canada trong thời gian tới.

Lầm tưởng 1:

Nếu mình học thạc sỹ 2 năm thì sẽ luôn được cấp PGWP có thời hạn 3 năm.

Nếu ai đó chưa biết thì PGWP chỉ cấp một lần duy nhất và chỉ cấp đến ngày hết hạn trên cuốn hộ chiếu của bạn. 

Tuy nhiên nếu hộ chiếu của bạn hết hạn vào tháng 5 thì CIC chỉ cấp PGWP có thời hạn đến tháng 5 mà thôi. Bản thân mình không hề biết đến điều này khi nộp hồ sơ xin PGWP.

Vì vậy, thay vì nhận được PGWP có thời hạn 3 năm, PGWP của mình chỉ có thời hạn 1.5 năm. Ngày hết hạn trùng với ngày hết hạn của cuốn hộ chiếu. Sau đó là cả một quá trình hồi hộp, lo lắng xin gia hạn PGWP mà mình sắp kể sau đây.

>> Xem thêm: Du học Canada 2024: Tư vấn điều kiện, chi phí, học bổng và Visa!

Lầm tưởng 2

Xin gia hạn PGWP có thể nộp online như lần đầu.

Nếu như lần đầu tiên, chúng ta có thể nộp hồ sơ online xin PGWP nhưng để gia hạn PGWP (chỉ trong vài trường hợp đặc biệt như hộ chiếu hết hạn sớm), CIC yêu cầu nộp paper application. Vào thời điểm hiện tại, nếu online application có thời gian xét duyệt là 52 ngày thì paper application cần đến 108 ngày để có kết quả.

Tuy vậy, mình khuyên các bạn cứ nộp thêm một online application. Nếu bị từ chối, rủi ro duy nhất là mất 250$. Nếu được chấp nhận, vừa rút ngắn được 2 tháng chờ đợi, vừa có thể huỷ paper application và lấy lại tiền. Ở trường hợp của mình, may mắn là online application được chấp nhận.

Lầm tưởng 3:

Mình có thể nghỉ học / học part-time 1 kỳ để đi thực tập, đi du lịch, đi làm thêm mà chẳng có ảnh hưởng gì cả.

Trong quá trình đi học, mình có nghỉ học 2 kỳ để đi thực tập, và mình nghĩ nghỉ học hay không là quyết định ở mình. Tuy nhiên luật mới của CIC có ghi rõ: nếu sinh viên tự ý nghỉ học một kỳ trở lên (vì bất kể lý do gì) hoặc đăng ký học part-time một kỳ bất kỳ (không phải kỳ cuối cùng), sinh viên đó không đủ điều kiện được cấp PGWP.

Thực tế khi mình quyết định nghỉ học 2 kỳ, luật này chưa được ban hành. Nhưng lúc mình tốt nghiệp và nộp PGWP, luật đã có hiệu lực. May mắn là CIC không yêu cầu nộp bảng điểm khoá học và trường mình không đề cập gì đến 2 kỳ mình nghỉ học trong giấy chứng nhận tốt nghiệp.

Vì vậy, nếu ai đó lỡ nghỉ học một kỳ hoặc lỡ đăng ký học part-time một kỳ thì các bạn KHÔNG nộp bảng điểm trong hồ sơ xin PGWP. Nhưng kể cả như vậy, bạn sẽ không tránh được trạng thái thấp thỏm, lo lắng suốt vài tháng trời chờ đợi kết quả, giống như mình trước đây.

Tuy nhiên với các trường có kỳ hè là kỳ nghỉ chính thức thì sinh viên vẫn được nghỉ bình thường nhé. Và điều này không áp dụng cho các bạn theo học chương trình co-op nhé, vì co-op cũng là 1 kỳ học chính thức.

Lầm tưởng 4:

Chỉ study permit mới bảo lãnh được vợ có Spouse Open Work Permit (SOWP) còn PGWP thì không.

Điều này đúng một phần, sai một phần. Để vợ của bạn được đi làm hợp pháp ở Canada, vợ bạn cũng cần có work permit. Nếu bạn đang học tập ở Canada dưới study permit, vợ bạn hoàn toàn có quyền xin SOWP để sang Canada đoàn tụ và đi làm hợp pháp. 

Tuy nhiên nếu bạn đã tốt nghiệp, và hiện tại đang sinh sống ở Canada dưới PGWP, vợ bạn vẫn có quyền xin SOWP nếu:

  • PGWP của bạn có thời hạn hơn 6 tháng.
  • Bạn đang làm việc tại Canada dưới work permit
  • Công việc của bạn thuộc skill type 0, A và B

Tương đương nếu bạn đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm. Hoặc có việc làm nhưng không thuộc skill type 0, A và B. Thì vợ bạn không đủ điều kiện xin SOWP.

Lầm tưởng 5:

Vợ bạn không nên nộp xin SOWP tại Canada nếu đang ở Canada dưới visitor visa.

Thực tế, vợ bạn hoàn toàn có quyền xin SOWP tại Canada nếu đang ở Canada dưới visitor visa. Và mình khuyến khích các bạn xin visitor visa cho vợ sau đó nộp SOWP cho vợ tại Canada để giảm thiểu thời gian xét duyêt. Hiện tại cần chờ 19 tuần để có kết quả xin SOWP tại Việt Nam.

Cách thức áp dụng tương tự cho các bạn có PGWP, miễn là bạn thoả mãn điều kiện mình ghi ở phần trên.

Lầm tưởng 6:

Cách duy nhất để nộp PGWP / SOWP là online application.
Online application là cách phổ biến nhất để xin PGWP / SOWP. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, bạn cần có PGWP / SOWP gấp, thì có một cách chỉ mất MỘT NGÀY để nhận được PGWP / SOWP. Đó là xin cấp PGWP / SOWP tại biên giới Mỹ – Canada. Bạn không cần phải có visa Mỹ để thực hiện điều này. Thủ tục cụ thể như sau:

  • Lái xe đến biên giới Mỹ-Canada gần nhất.
  • Nói với officer (bên Mỹ) tại biên giới là bạn muốn “flag-pole for immigration purpose”.
  • Sau đó làm theo hướng dẫn của họ và nhận giấy xác nhận “flag-pole”.
  • Lái quay về biên giới Canada, đưa tờ giấy xác nhận cho officier (bên Canada).
  • Vào phòng chờ, đưa giấy tờ cho officer vào ngồi đợi gọi tên.
  • Nếu bạn mang đầy đủ giấy tờ, thì bạn sẽ có PGWP / SOWP trên tay trong ngày.

Giấy tờ cần mang theo để xin PGWP tại biên giới:

  • Giấy chứng nhận tốt nghiệp.
  • Bảng điểm (nếu nộp tại biên giới thì bảng điểm lại bắt buộc).
  • Ngoài ra không cần khai thêm bất kỳ giấy tờ khác.

Với các bạn có PGWP, giấy tờ cần mang theo để xin SOWP tại biên giới:

  • Giấy xác nhận tại cơ quan bạn đang làm việc.
  • 3 pay slip gần nhất của bạn
  • Giấy xác nhận kết hôn
  • Ngoài ra không cần khai thêm bất kỳ giấy tờ khác.

Với các bạn có Study Permit, giấy tờ cần mang theo để xin SOWP tại biên giới:

  • Study permit.
  • Giấy xác nhận kết hôn.
  • Ngoài ra không cần khai thêm bất kỳ giấy tờ khác.

Bản thân mình đã xin SOWP thành công cho vợ tại biên giới, mất 6 tiếng tổng cộng.

Mình hy vọng những sai lầm của mình sẽ giúp các bạn không mất tiền oan và tốn thời gian sau này. Tóm tắt lại:

  • Cần gia hạn hộ chiếu trước khi nộp PGWP nếu hộ chiếu hết hạn trước thời hạn PGWP của bạn.
  • Không được nghỉ học bất kỳ kỳ học chính thức nào.
  • Không được học part-time bất kỳ kỳ học chính thức nào (Trừ kỳ cuối cùng).
  • Các bạn có study permit hoàn toàn có thể bảo lãnh vợ lấy SOWP để đoàn tụ tại Canada.
  • Các bạn có PGWP và đang đi làm dưới skill type 0, A và B hoàn toàn có thể bảo lãnh vợ lấy SOWP để đoàn tụ tại Canada.
  • Khuyến khích xin visitor visa cho vợ và nộp SOWP tại Canada để giảm thiểu thời gian xét duyệt.
  • Thời gian xin PGWP / SOWP tại biên giới chỉ là 1 ngày! Khuyến khích các bạn hồ sơ đầy đủ làm theo cách này.

Đây là những chia sẻ rất hữu ích, để tìm hiểu thêm thông tin. Để biết thêm các quy trình về thủ tục hồ sơ du học Canada, các chương trình học bổng, học phí mới nhất. Liên hệ Edutime để được tư vấn du học Canada ngay bạn nhé!

Bài viết liên quan

Vì sao nên chọn EDUTIME?

  • Visa thành công đến 99%
  • Là đối tác của 2500+ trường tại hơn 15 quốc gia
  • Tư vấn tận tâm, phù hợp với từng học sinh, sinh viên
  • Xây dựng lộ trình du học phù hợp
  • Hoàn tất hồ sơ xin nhập học, xin visa du học
  • Tư vấn tài chính, chỗ ở, kiến thức địa phương trước khi đi du học
  • Hỗ trợ Visa thăm thân cho phụ huynh
TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Comments are closed.

Đến văn phòng
Gọi trực tiếp
Chat facebook
Chat trên Zalo