Một vài kinh nghiệm khi mở tài khoản ngân hàng tại Anh

Không giống như Việt Nam, các quốc gia phương Tây có hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt vô cùng thông minh và tiện lợi. Việc thanh toán qua thẻ và tài khoản sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí so với chi trả bằng tiền mặt.

1. Tại sao nên mở tài khoản tại Anh

Mở tài khoản tại ngân hàng ở Anh sẽ giúp bạn thanh toán tiện lợi và nhận lương khi làm thêm 1 cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hãy cân nhắc về nhu cầu của mình trước khi quyết định mở một tài khoản ngân hàng. Nếu nhu cầu của  chỉ dừng lại ở những chi tiêu thông thường qua thẻ hay rút tiền mặt tại máy ATM thì một tài khoản ngân hàng cơ bản là phù hợp với bạn. Tuy nhiên, nếu muốn vay thấu chi (chi vượt số tiền có trong tài khoản) thì bạn cần làm việc với ngân hàng để mở một tài khoản đặc biệt. Một số ngân hàng cũng có những ưu đãi dành cho sinh viên.

Một vài kinh nghiệm khi mở tài khoản ngân hàng tại Anh

Tại Anh có rất nhiều ngân hàng để bạn lựa chọn nhưng làm thế nào để bạn chọn được 1 ngân hàng phù hợp với nhu cầu của mình? Một vài ngân hàng phổ biến tại các trường đại học như ngân hàng Barclays, Santander, HSBC, Natwest và RBS.

Hầu hết, ở các trường đại học, bộ phận dịch vụ cho sinh viên thường giúp sinh viên mở tài khoản, nhưng sinh viên phải tự cân nhắc: 

– Địa điểm của ngân hàng thuận tiện khi bạn di chuyển
– Phí quản lý tài khoản hợp lý
– Những lợi ích khi mở thẻ và các chương trình khuyến mãi

Phân biệt các loại tài khoản ngân hàng
Mỗi ngân hàng đều cung cấp rất nhiều dạng tài khoản như “tài khoản sinh viên quốc tế”, “tài khoản tín dụng”, “tài khoản tiết kiệm”. Nếu là người mới, bạn nên mở tài khoản vãng lai để nhận được điện chuyển khoản quốc tế, rút tiền, thanh toán trực tuyến và tiết kiệm tiền.

>> Xem thêm: Du học Anh mới nhất về điều kiện, chi phí, học bổng và Visa

2. Sinh viên Việt Nam hay mở tài khoản tại các ngân hàng nào?

– Lloyds bank
– TSB bank (TSB trước khi thuộc Lloyds TSB, giờ tách riêng ra)
– HSBC (mất phí hàng tháng)
– Barclays bank

Bạn phải chuẩn bị những thủ tục gì để mở tài khoản ngân hàng tại Anh
Quy trình mở tài khoản giữa các ngân hàng ở Anh hầu như giống nhau và nếu bạn không có ý định dùng các dịch vụ giá trị gia tăng như overdraft (kiểu như vay nóng ngân hàng) hay mobile insurance thì không có gì khác biệt giữa các ngân hàng. Về cơ bản, để có thể mở tài khoản ở Anh bạn sẽ cần.

– Hộ chiếu còn hạn

Visa còn hạn

– Thư xác nhận do trường cấp (cứ hỏi là letter for opening bank account là trường sẽ hiểu). Thời gian mở tài khoản ở Anh sẽ không nhanh như ở Việt Nam và có thể mất tới 2 tuần dể bạn có thẻ ATM. Nên quan trọng nhất là phải xin được thư xác nhận của trường và mang ra ngân hàng càng sớm càng tốt

– Giấy xác nhận tạm trú tại nước ngoài và thường trú tại nước của bạn

Lưu ý: Vào các tháng nhập học (tháng 9) các chi nhánh ngân hàng gần trường sẽ đông và ít available appointment, bạn có thể chọn các chi nhánh ngân hàng ở xa tường, có sẵn appointment

3. Một vài lưu ý trong quá trình mở tài khoản ngân hàng tại Anh

Quan trọng nhất là địa chỉ của bạn phải dễ tìm, post code đúng. Họ sẽ cho bạn 3 thứ: thẻ, mã pin & user để dùng internet banking (password của internet banking thì lúc tạo tài khoản họ sẽ cho bạn tự gõ vào nên phải nhớ) 3 thứ này được gửi qua đường bưu điện tại những thời điểm khác nhau. Internet banking rất nhanh & tiện lợi, hoàn toàn free. Nói chung sau khi du học và dùng dịch vụ ngân hàng bên đó xong về nhà sẽ hơi bị shock văn hóa

Các ngân hàng ở Anh đều có loại tài khoản miễn phí nghĩa là hàng tháng bạn không phải trả tiền cho ngân hàng để duy trì tài khoản. Với loại tài khoản này, không có sự khác biệt giữa các ngân hàng. Ngân hàng nào cũng được. Còn phí chuyển tiền quốc tế mỗi ngân hàng ở Việt Nam sẽ có mức phí khác nhau. Tốt nhất bạn nên tới vài ngân hàng ở Việt Nam để cập nhật mức phí.

Thẻ làm theo tài khoản ở Anh là thẻ debit chứ không phải credit (nghĩa là phải có tiền trong tài khoản thì mới rút được). Thẻ debit này bạn có thể dùng mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày ở Anh trừ một tố tình huống ngoại lệ như đi chợ nông sản hoặc cho tiền người trên dường. không chỉ có máy ATM mà các cửa hàng đều có thiết bị đọc thẻ để thanh toán (cho dù với số tiền nhỏ nhất có thể) Còn ở Việt Nam nếu bạn chuyển tiền sang qua đường ngân hàng thì chuyển bao nhiêu cũng được miễn là có giấy tờ chứng minh như tiền đóng học, hợp đồng thuê nhà, chi phí ăn ở (mỗi ngân hàng có một mức định phí riêng) áp dụng cho tài khoản của du học sinh. Còn nếu không muốn giấy tờ phức tạp thì cũng có nhiều bạn ở đây gửi tiền qua cửa hàng vàng (chi phí rẻ, thủ tục đơn giản, tiền nhận nhanh chóng cho dù về lý thuyết thì không có gì đảm bảo)

Không ngân hàng nào thu phí với tài khoản basic cả và một số ý kiến cho rằng Lloyds – TSB thông dụng với sinh viên Việt Nam cũng không có nghĩa Lloyds – TSB có gì vượt trội. Một lần nữa mình khẳng định, mọi ngân hàng ở đây đều có loại tài khoản miễn phí và khả năng sử dụng thẻ ATM không khác gì nhau.

4. Một vài Tips về sử dụng tiền dành cho du học sinh

Lúc đi cầm theo 1 ít tiền mặt 500 – 1000 bảng tùy bạn. Khoản tiền này sẽ dành cho việc tiêu pha ban đầu khi bạn chưa làm được tài khoản ở Anh (nên đổi các loại tiền 5, 10, 20 bảng và một ít xu để phòng uống nước ăn vặt,…) Nếu cẩn thận: chia tiền ra để ở vài chỗ khác nhau (ví, balo, túi quần, vali, gửi,…) để hạn chế rủi ro.

Trước khi đi: nên mở 1 thẻ thanh toán quốc tế tại Việt Nam do ngân hàng Việt Nam phát hành như Techcombnk, Vietcombank, ACB,… (có thể chọn thẻ Visa Debit). Đăng ký dịch vụ internet banking. Thẻ này sẽ dùng nếu bạn cần mua gì đó online ở Anh, khi mà chưa có thẻ ngân hàng Anh (cái này cần thiết, khi mà mới sang chưa có bank card mà phải trả tiền làm oyster sinh viên (ở London) online. Nếu không có lại phải chờ rất lâu. Không nên dùng thẻ Credti/ debit Visa/ Master của ngân hàng Việt Nam để rút tiền mặt tại Anh vì phí đắt, vừa phải trả phí giao dịch quốc tế rút tiền mặt và phí chuyển đổi ngoại tệ

Sang Anh lên trường đăng ký và mở thẻ ngân hàng. Khoảng 1 tuần là có đầy đủ account và internet banking.

5. Một số Tips nếu bạn không có tài khoản tại ngân hàng ở Anh

Thêm tên của một thành viên đáng tin tưởng trong gia đình vào tài khoản ngân hàng của bạn ở Anh. 

Để hạn chế những rắc rối khi mất thẻ, tôi nghĩ bạn nên thêm tên bố/ mẹ, hoặc bất cứ ai trong gia đình bạn có thể tin tưởng, vào tài khoản của bạn ở nhà, để họ có thể thay mặt bạn yêu cầu ngân hàng cấp thẻ mới, và gửi dảm bảo thẻ đến cho bạn nếu có gì trục trặc

Luôn có tiền trong tài khoản Skype
Trong trường hợp bạn muốn gọi về ngân hàng ở nhà, tốt nhất nên để sẵn trong tài khoản Skype của mình tối thiểu 20 đô để gọi điện thoại, như vậy sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc bạn gọi theo cách thông thường.

Bạn có thể gọi về ngân hàng ở nhà tạm thời nâng hạn mức rút tiền
Điều này là cần thiết nếu bạn phải dùng tiền mặt trả tiền đặt cọc thuê nhà. Bạn hãy gọi cho ngân hàng của bạn ở nhà, và yêu cầu tạm thời nâng hạn mức rút tiền trước khi bạn rút tiền trong tài khoản
Xem xét mở tài khoản ở ngân hàng nào có thể hoàn trả cho bạn phí giao dịch quốc tế

Với nhiều chi nhánh ở cả Mỹ và trên toàn châu Âu, ngân hàng HSBC cho phép bạn rút tiền mà không tính phí giao dịch quốc tế. Trên trang Nerdwallet có danh sách đầy đủ các loại phí giao dịch quốc tế qua ATM theo từng ngân hàng.

>> Xem thêm: Thông tin du học Anh cập nhật mới nhất và đầy đủ nhất

Bài viết liên quan

Vì sao nên chọn EDUTIME?

  • Visa thành công đến 99%
  • Là đối tác của 2500+ trường tại hơn 15 quốc gia
  • Tư vấn tận tâm, phù hợp với từng học sinh, sinh viên
  • Xây dựng lộ trình du học phù hợp
  • Hoàn tất hồ sơ xin nhập học, xin visa du học
  • Tư vấn tài chính, chỗ ở, kiến thức địa phương trước khi đi du học
  • Hỗ trợ Visa thăm thân cho phụ huynh
TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Comments are closed.

Đến văn phòng
Gọi trực tiếp
Chat facebook
Chat trên Zalo