4 lưu ý giúp giảm nguy cơ trượt Visa du học New Zealand

Trước những thông tin về việc chính phủ New Zealand thay đổi chính sách nhập cư. Và quyền lợi làm việc sau khi tốt nghiệp cho sinh viên quốc tế.

Theo đó sinh viên hoàn thành chương trình lấy bằng thuộc Level 7 hoặc cao hơn như (Bachelor, Master, PhD). Sẽ đủ điều kiện xin Visa làm việc 3 năm sau khi tốt nghiệp.

Như vậy, chính sách trên sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các bạn sinh viên quốc tế có mong muốn định cư tại New Zealand.

Du học New Zealand đang từng bước trở thành 1 trong những điểm sáng du học cho năm 2018 và 2019 tới đây. Vậy làm sao để các bạn có thể tăng cơ hộ trở thành du học sinh New Zealand.

Đạt Visa du học New Zealand một cách dễ dàng nhất? Theo dõi 4 lưu ý quan trọng sau đây của chúng tôi bạn nhé!

4 lưu ý giúp giảm nguy cơ trượt Visa du học New Zealand

1. Chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận, sắp xếp kỹ lưỡng giấy tờ hồ sơ

Việt Nam là nước có số lượng du học sinh tại New Zealand lớn thứ hai trong khu vực ASEAN với hơn 2.200 học sinh. Số lượng Visa cấp mới cho du học sinh Việt Nam trong năm 2017 đã tăng hơn 60 % so với năm trước đó.

Cách tiếp cận giáo dục chủ động, sáng tạo, chú trọng các hoạt động thực tế, thực tập, môi trường học tập an toàn và thú vị,… Là những lý do quốc đảo xanh New Zealand thu hút học sinh quốc tế chính đến như vậy.

Đặc biệt, du học sinh hoàn toàn có thể yên tâm về cuộc sống ở xứ sở Kiwi. Vì đây là nước đầu tiên trên thế giới luật hóa Bộ Quy chế Bảo trợ và Chăm sóc sinh viên quốc tế.

Hồ sơ xin visa du học New Zealand bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Mẫu đơn “Application to Study in New Zealand” đã được điền đầy đủ và ký tên
– Hộ chiếu gốc còn hạn (hoặc bản photo công chứng hộ chiếu nếu bản gốc chưa nộp được)
– Bản sao các bằng cấp, chứng chỉ cao nhất, học bạ (hoặc bảng điểm các môn học)
– Nộp lệ phí xét hồ sơ xin visa
– Sổ hộ khẩu
– Sơ Yếu Lý Lịch được chính quyền địa phương xác nhận
– Thư chấp nhận học từ trường ở New Zealand
– Thư bảo đảm chỗ ở tại New Zealand (đối với du học sinh dưới 18 tuổi)
– Bằng chứng có đủ tài chính và nguồn thu nhập hợp pháp. Để chi trả học phí và phí sinh hoạt trong suốt thời gian dự định ở New Zealand.

Phí sinh hoạt tham khảo cho mục đích xin visa là 1250 đô New Zealand. Một tháng đối với học sinh đăng ký khóa học kéo dài dưới 36 tuần. Và 15000 đô New Zealand một năm cho khóa học từ 36 tuần trở lên.

Bằng chứng tài chính có thể bao gồm nhiều loại, không chỉ giới hạn ở các giấy tờ sau:

  • Sổ tiết kiệm
  • Thu nhập từ công việc làm (chứng minh bằng hợp đồng lao động, thuế thu nhập cá nhân và bằng chứng đóng bảo hiểm xã hội)
  • Thu nhập từ công việc kinh doanh (chứng minh bằng giấy phép đăng ký kinh doanh, biên lai thuế thu nhập doanh nghiệp của 12 tháng trở về trước)
  • Thu nhập từ việc cho thuê tài sản (chứng minh bằng giấy tờ sở hữu tài sản, hợp đồng cho thuê tài sản và bằng chứng đóng thuế cho thu nhập này)
  • Việc sở hữu tài sản,…

– Lý lịch Tư pháp do Sở Tư pháp Tỉnh hoặc Thành Phố nơi học sinh đăng ký hộ khẩu thường trú cấp
– Tùy trường hợp du học sinh phải nộp tờ thông tin khám sức khỏe e – Medical

Bạn nên nộp hồ sơ xin Visa 2 tháng trước khi khóa học bắt đầu. Để có đủ thời gian cho việc khám sức khỏe, đóng học phí,…

2. Luôn trong tâm thế sẵn sàng phỏng vấn

Một điều các bạn cần đặc biệt lưu ý đó là giống như quốc gia láng giềng Úc. Tất cả các cuộc phỏng vấn với đối tượng học sinh, sinh viên xin Visa du học tại New Zealand đều diễn ra qua điện thoại và bằng tiếng Việt. Nhân viên của Văn phòng Thị thực và Visa New Zealand sẽ là người tiến hành cuộc phỏng vấn.

Bạn không biết lãnh sự sẽ gọi cho bạn khi nào. Vì vậy bạn luôn trong tâm thế sẵn sàng, đừng bỏ lỡ cuộc gọi nào trong thời gian này.

Hầu hết các thông tin được phỏng vấn là các thông tin cá nhân mà bạn đã đưa ra trong hồ sơ xin Visa bạn đã cung cấp. Thông thường, bạn sẽ bị hỏi những câu hỏi liên quan đến:

  • Phần thông tin chưa rõ ràng trong bộ hồ sơ của bạn
  • Kế hoạch học tập cũng như mức độ am hiểu về khóa học của bạn tại New Zealand.

3. Tập luyện phỏng vấn xin visa du học New Zealand

Cuộc phỏng vấn qua điện thoại này quyết định rất nhiều đến khả năng đỗ visa của bạn. Nội dung câu hỏi liên quan đến kế hoạch học tập và mục đích du học New Zealand của bạn.

Vì vậy bạn phải nắm chắc thông tin về khóa học của mình. Về trường học, lộ trình, mục đích học tập, lý do chọn du học New Zealand, cũng như các thông tin khác về khả năng tài chính,…

Hãy tập luyện phỏng vấn để bạn có được sự tự tin. Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, mạch lạc và chủ động trong mọi trường hợp.

Lưu ý dành cho bạn, đôi khi ngoài việc phỏng vấn thông tin từ đương đơn là bạn. Viên chức thị thực còn có thể liên lạc tới người thân của bạn để xác minh những thông tin đã đưa ra là hoàn toàn chính xác.

4. Nhờ sự giúp đỡ của các công ty tư vấn du học

Bạn có chắc bộ hồ sơ xin visa du học của mình đã đầy đủ giấy tờ cần thiết? Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các công ty tư vấn du học để kiểm tra toàn bộ hồ sơ trước khi tiến hành nộp.

Và đặc biệt hầu hết các công ty tư vấn du học còn hỗ trợ luyện phỏng vấn visa cho học sinh cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Điều này sẽ giúp học sinh tự tin hơn khi trả lời phỏng vấn.

Bạn có thể thấy, không phải học sinh nào cũng phải phỏng vấn Visa du học New Zealand. Và không phải học sinh nào bị phỏng vấn cũng nắm chắc khả năng trượt Visa trong tay.

Vì vậy, hãy chuẩn bị thật rõ ràng những thông tin bạn nộp cho văn phòng thị thực. Xây dựng 1 kế hoạch học tập thật rõ ràng chi tiết. Cũng như tâm lý tự tin thoải maí sẽ giúp bạn thành công khi xin Visa du học New Zealand.

Để được tư vấn chi tiết và xây dựng 1 lộ trình học tập New Zealand thật hoàn hảo. Liên hệ với Du học Edutime bạn nhé!

>> Xem thêm: Thủ tục xin Visa du học New zealand mới nhất 2020

 

Bài viết liên quan

Vì sao nên chọn EDUTIME?

  • Visa thành công đến 99%
  • Là đối tác của 2500+ trường tại hơn 15 quốc gia
  • Tư vấn tận tâm, phù hợp với từng học sinh, sinh viên
  • Xây dựng lộ trình du học phù hợp
  • Hoàn tất hồ sơ xin nhập học, xin visa du học
  • Tư vấn tài chính, chỗ ở, kiến thức địa phương trước khi đi du học
  • Hỗ trợ Visa thăm thân cho phụ huynh
TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Comments are closed.

Đến văn phòng
Gọi trực tiếp
Chat facebook
Chat trên Zalo